Đề tài thứ nhất: Tài sản gia đình
Bạn không nên chia sẻ quá nhiều về tài sản riêng của gia đình bạn ở công sở - (Ảnh minh họa)
Đừng sợ người khác sẽ đánh giá bạn là người không thẳng thắn. Sự thẳng thắn cũng cần tùy người tùy chuyện. Chuyện gì nên nói mới nói, chuyện không nên nói thì giữ trong lòng mới là thượng sách.
Chẳng hạn bạn vừa mua căn biệt thự mới hay vừa đi du lịch châu Âu trong kỳ nghỉ vừa rồi thì cũng không cần thiết đem ra làm đề tài "buôn" chuyện nơi công sở. Hãy nhớ, có những niềm vui mà phạm vi chia sẻ càng nhỏ càng tốt. Bởi vì cái cảm giác bị người ta đố kỵ, ganh tỵ không hề dễ chịu, và nó dễ khiến người ta tính toán, so sánh với bạn.
Lời khuyên cho bạn: Bất luận giàu hay nghèo cũng có thể trở thành đề tài khiến người khác so đo với bạn, vì vậy hãy nên tự mình biết mình.
Đề tài thứ hai: Lương bổng
Rất nhiều lãnh đạo công ty tỏ ra không hai lòng chuyện nhân viên mang lương, thưởng ra để bàn tán với nhau. Hệ thống lương của nhân viên trong một công ty thường có khoảng cách nhất định. Các cơ quan thường chọn cách phát lương cho tường người riêng lẻ, để trong bao bì kín hoặc trả qua thẻ. Thậm chí, nhiều công ty, trong phần cam kết khi vào thường bắt nhân viên ký rõ không được tiết lộ mức lương của mình cho người cùng công ty biết.
Mức lương thưởng của mỗi người ở các vị trí khác nhau đều được những người quản lý cân nhắc rất kỹ. Vì thế nó có sự công bằng nhất định. Nhưng cũng có những trường hợp, cùng 1 vị trí mà người này lại cao hơn người khác. Tuy nhiên nó cũng có lý do của việc đó. Tốt nhất, nếu không muốn bị phạt và nâng cao mức lương, bạn nên đừng nảy sinh sự đố kỵ mà hãy tập trung vào công việc.
Tiền lương là một trong những điều bạn nên giữ bí mật với đồng nghiệp - (Ảnh minh họa)
Lời khuyên cho bạn: Nếu gặp phải đồng nghiệp hay thích mang lương ra để bàn tán, tốt nhất bạn hãy sớm chuẩn bị. Khi họ bắt đầu đưa đề tài lương vào câu chuyện, hãy nhanh chóng ngắt lời ngay, bạn có thể nói rằng công ty quy định không nói chuyện lương với nhau. Nếu họ nói quá nhanh mà bạn không kịp phản ứng cũng đừng vội, hãy xử lý bằng cách ngoại giao kiểu “Xin lỗi, tôi không muốn bàn về vấn đề này”.
Đề tài thứ ba: Cuộc sống cá nhân
Cho dù đang thất tình hay đang yêu, cũng đừng đem tâm trạng đưa vào công việc. Nơi công sở thường dễ "tám" chuyện với nhau, nói ra có vẻ rất vui vẻ thoải mái, không cần xem đối tượng, nhưng sau đó có thể bạn sẽ hối hận không kịp.
Mặc dù nói cần phải có tinh thần hợp tác, hòa đồng nhưng chỗ hại của việc xem đồng nghiệp như tri kỉ cũng rất nhiều. Công sở như chiến trường, mỗi người đều có thể trở thành đối thủ của bạn, cho dù hợp tác rất tốt cũng có thể đột nhiên trở mặt. Bạn bộc lộ bản thân càng nhiều thì người khác càng dễ công kích bạn.
Lời khuyên cho bạn: Tuyệt đối không bàn vấn đề quá riêng tư, cũng đừng nói chuyện thị phi hay sở trường sở đoản trong công ty. Bạn cho rằng bàn tán về người khác là không sao? Bàn tới bàn lui có thể hậu quả sẽ kéo bạn vào cuộc lúc nào không hay.
Đề tài thứ tư: Tham vọng của mình
Bàn về lý tưởng cuộc đời nơi làm việc quả thật không khôn ngoan chút nào. Bạn cứ hãy làm tốt công việc của mình, còn những tham vọng ấp ủ hãy đem về nhà chia sẻ với người thân. Nơi công sở, nếu bạn suốt ngày thể hiện nào là “tôi muốn làm giám đốc, tự mình tạo dựng sản nghiệp” thì bạn sẽ rất dễ bị sếp hiện tại xem như kẻ địch hoặc đồng nghiệp sẽ tạo khoảng cách nghi kị với bạn.
Nếu bạn nói “trình độ của tôi chí ít cũng đủ giữ chức phó tổng trong công ty” hoặc “35 tuổi tôi phải làm đến chức giám đốc phòng ban” thì bạn sẽ dễ đặt mình vào thế đối lập với các đồng nghiệp khác.
Bạn không nên chia sẻ quá nhiều về các dự định trong tương lai của mình ở chỗ làm - (Ảnh minh họa)
Lời khuyên cho bạn: Ai cũng có tham vọng nhưng cách thể hiện cần có giới hạn. Bạn công khai chí tiến thủ của mình cũng đồng nghĩa công khai khiêu chiến với mọi người nơi làm việc, khi đó bạn sẽ luôn bị người khác đề phòng và uy hiếp.
Pháp Luật Xã Hội