Vì vậy, bạn hãy học cách ứng xử thật chuyên nghiệp ngay cả khi mình tiếp nhận lời không hay.
Khi phải đối mặt với những lời phản biện, những khen chê của đồng nghiệp trong công việc, bạn thường có phản ứng như thế nào? Thường khi được khen, bạn sẽ khoái chí, vui vẻ, sung sướng, nhưng khi bị chê thì bực bội, tức tối, đau khổ. Điều này sẽ dễ dần tới những phản ứng không hay như sẵn sàng lao vào cuộc tranh luận để bảo vệ quan điểm, mất bình tĩnh và cáu gắt với những đồng nghiệp của mình.
Giải pháp tốt nhất trong trường hợp này là bạn hãy:
1. Bình thản lắng nghe và suy nghĩ
Khi gặp phải những phản biện, góp ý của đồng nghiệp về ý tưởng của mình, bạn nên xem đó là chuyện “bình thường ở huyện”, bởi chín người thì mười ý, sẽ không ai giống ai. Điều quan trọng lúc này là bạn cần xử lí khôn ngoan bằng cách lắng nghe, và nên đặt lại câu hỏi nếu không hiểu rõ.
Tâm lý coi trọng lời khen vào phản ứng lại lời chê là chuyện có thể hiểu được ở mỗi người. Đã là người đi làm, ai chẳng muốn được khen. Tuy nhiên, khi phải đón nhận những lời chê trách, phản biện, thì bạn cũng đừng nên nghĩ đó là sự tiêu cực.
Con người ai cũng có khuyết điểm, trong ý tưởng hay công việc cũng vậy. Hãy suy nghĩ tích cực rằng những lời phản biên, góp ý đó sẽ giúp mình hoàn thiện bản thân hơn. Nếu được như vậy, áp lực từ sự khen, chê sẽ giảm đi phần nào.
3. Thoát khỏi tình huống bị chỉ trích
Nếu có thể, hãy bình tĩnh tự giải thoát mình khỏi sự có mặt của người chê bạn. Bạn chỉ cần nói một câu đơn giản, chẳng hạn như: “Cảm ơn vì lời nhận xét của anh/chị. Anh/chị có thể cho tôi xin phép ra ngoài một lúc được không?”
Có thể sẽ rất, rất khó để bạn kiểm soát cảm xúc khi bị chỉ trích một cách nặng nề, nên bạn không cần phải cố gắng để làm điều đó. Chỉ cần bạn rút lui một cách lịch sự nhất có thể.
Nếu bạn đang ở trong một cuộc họp và không thể ra ngoài, hãy giữ bình tĩnh bằng cách giải thoát tinh thần và nghĩ về những thứ làm cho bạn hạnh phúc: Những người thân của bạn, chú chó cưng của bạn, kỳ nghỉ sắp tới của bạn.
4. Rút ra bài học từ những lời nhận xét
Đây cũng là bước mà bạn chỉ nên thực hiện khi đã cảm thấy thực sự bình tĩnh. Ngay cả những lời chỉ trích nặng nề nhất cũng có bài học nào đó mà bạn có thể áp dụng để đưa mình trở thành một người tốt hơn.
Để rút ra được bài học từ lời chê, hãy suy nghĩ kỹ về lời chê đó. Thử nhắc lại lời chê đó với nội dung tương tự nhưng loại bỏ yếu tố giận dữ. Chẳng hạn, nếu sếp nói: “Bản báo cáo này không thể chấp nhận được. Đứa con gái học lớp 3 của tôi cũng có thể làm tốt hơn”.
Nếu loại trừ yếu tố cảm xúc, lời chê này có thể là: “Bản báo cáo này khiến tôi cảm thấy thất vọng. Có nhiều lỗi ở đây hơn mức tôi có thể chấp nhận. Báo cáo này không rõ ràng như tôi mong muốn”.
5. Chọn người thích hợp để chia sẻ
Nhiều người có thể xả giận bằng cách nói với người khác về chuyện làm cho họ tức giận. Đây là một cơ chế đối phó tuyệt vời, nhưng có điểm bạn cần lưu ý. Thứ nhất, nếu có thể, đừng xả giận bằng cách nói với đồng nghiệp. Làm sao bạn biết người đồng nghiệp đó có trung thành với bạn hay không, hoặc có thể anh/cô ấy không phải là một người giỏi giữ bí mật.
Thứ hai, nếu người đồng nghiệp đó là người bạn tốt nhất của bạn và là người đầu tiên mà bạn nghĩ đến khi muốn trải nỗi lòng, thì bạn cũng không nên nói chuyện này ở công ty. Tệ nhất là có một ai đó nghe thấy những lời phàn nàn của bạn về việc bạn bị chê rồi nói lại với người đã chỉ trích bạn. Điều đó sẽ càng bất lợi cho bạn. Bởi vậy, hãy đợi cho tới hết giờ làm việc và đi đến một nơi khác rồi mới nói về những bức xúc của mình.
Theo Webphunu