Danh mục

Đề xuất xưng “tôi” trong công sở

Thứ năm, 08/05/2014 09:16

Tại cơ quan, công sở nên xưng “tôi” với người xung quanh để thể hiện sự bình đẳng, ngang hàng nhau trong công việc.

Xưng hô thân mật như trong gia đình theo kiểu "bác bác – cháu cháu"... là chuyện thường tại công sở. Nhiều ý kiến cho rằng, cách xưng hô “gia đình hóa” giúp đồng nghiệp nhanh chóng gần gũi nhau hơn. Nhưng cũng có người cho rằng, “chú chú – cháu cháu” nơi công sở tiêu diệt tính độc lập của con người khi nêu ý kiến, triệt tiêu sự tranh luận, đối thoại.

Nhân chuyện này, chúng tôi xin gửi tới độc giả những ý kiến về cách xưng hô nơi công sở.

Xưng “tôi” để tự tin hơn

GS Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Phó Chủ nhiệm UB Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội dẫn chứng, có nhiều người dân lớn tuổi đến cơ quan công quyền gặp cán bộ tiếp dân rất trẻ. Theo Giáo sư, dù là người dân nhiều tuổi hơn, cán bộ tiếp dân cũng không thể gọi người ta là cụ xưng con hoặc gọi bác xưng cháu… Như thế không đúng tư thế của cán bộ Nhà nước. Lẽ ra, người cán bộ nên xưng “tôi” với người dân đến làm việc: “Thưa bác, tôi có thể giúp gì...”.

Ngược lại, người dân đến cơ quan, dù nhiều tuổi hơn cũng không được xưng “bác", "chú”, hoặc ít tuổi hơn cán bộ thì cũng không nên xưng “cháu, em”... Thay vào đó nên xưng là “tôi”.

GS Thuyết đề xuất, khi đi ăn, chơi thì gọi thế nào cũng được, đó là việc riêng. Còn trong công việc, có thể gọi theo tuổi tác, giới tính của người ta như "chú", "bác" và xưng là “tôi”.

“Nên chấp nhận sự phân biệt đối với người được hô về địa vị xã hội, tuổi tác nhưng xưng 'tôi' để thể hiện sự bình đẳng, ngang hàng nhau trong công việc”, GS Thuyết nói.

Cũng theo ông Thuyết, đã có tiền lệ thay đổi trong cách xưng hô, điển hình như trong quan hệ nam nữ. Khi hai người nam nữ mới quen thì gọi nhau là "chú - cháu", khi yêu nhau chuyển là "anh - em". Kể con rể có lớn tuổi hơn bố vợ thì vẫn phải gọi “bố” xưng con. Chồng lớn tuổi hơn vợ bao nhiêu thì vẫn là "anh – em".


Theo GS Nguyễn Minh Thuyết, nên xưng “tôi” để thể hiện sự bình đẳng,
ngang hàng nhau trong công việc.

Nhà Xã hội học Trịnh Hòa Bình, Giám đốc Trung tâm Điều tra Dư luận xã hội (Viện Xã hội học) cũng ủng hộ xưng “tôi” nơi công sở. Tuy nhiên, theo ông, xưng tôi thì không thể gọi người trên là "cô", "chú", "bác". Bởi như vậy vẫn có sự xác lập thứ bậc trên dưới như trong gia đình. Mà điều này có thể làm tiêu diệt tính cá nhân, độc lập của mỗi người khi nêu ý kiến tranh luận.

Ông Trịnh Hòa Bình đề xuất, gọi đồng nghiệp theo chức vụ và xưng là tôi. Ví dụ: “Thưa giám đốc, thưa trưởng phòng, tôi có ý kiến thế này...”.

Còn TS Ngô Thành Can (Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia HCM) đề xuất hai cách xưng hô nơi công sở. Đó là gọi theo chức danh giám đốc, trưởng phòng và xưng “tôi”. Hoặc có thể gọi "anh", "chị" (nếu lớn tuổi gọi "ông", "bà") xưng “tôi”.

Cách gọi như vậy tạo ra sự nghiêm túc của công sở, vẫn có trên có dưới nhưng không tạo ra ranh giới quá mức mang tính chất gia đình. Đồng thời, giải quyết được rất nhiều băn khoăn nơi công sở “không biết xưng hô thế nào cho đúng”.

Ví dụ, một nhân viên mới đến, không biết gọi ông sếp hơn tuổi mình là "chú" hay "bác", "anh"... Hoặc hai người bạn thân chơi với nhau, nhưng giờ anh ta là sếp to, ông chủ... không thể gọi mày tao được nữa, gọi là "anh – em" cũng không được. Hoặc nhân viên nhiều tuổi hơn sếp, thậm chí có nhân viên là bạn của bố sếp thì sẽ rất khó xưng hô với sếp. Gọi sếp là “cháu” thì không dám, gọi sếp là "anh/chị" thì sợ nịnh quá lố, nghe khó coi vì bố sếp là bạn mình.

Do vậy, nếu có quy định xưng “tôi” và hô theo chức danh thì sẽ giảm đi nhiều sự khó xử trên.

Xưng “tôi” thể hiện sự ngang hàng, lịch sự

Nhà nghiên cứu Trần Quang Đức – tác giả cuốn sách “Ngàn năm áo mũ” phân tích, từ “tôi” vốn có nghĩa là phận tôi tớ, thuộc hạ, sau được dùng làm đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất, tỏ ý khiêm nhường, hạ thấp mình trước đối phương.

Tài liệu của nhà nghiên cứu Trần Quang Đức có ghi chép lại như sau:

Giáo sĩ Marini ở tại Đàng Ngoài năm 1646 – 1658, người ghi lại hình thức chào của người Việt, cho biết, khi gặp vua người Việt thưa: "Tôi tâu đúc Bua" (Tôi tâu Đức vua), gặp chúa thì thưa: "Tôi đọû Ciúa" (Tôi dộng Chúa), với hoàng tử và các quan đại thần thì thưa "Tôi thân đúc ôû" (Tôi thân Đức ông), và với những người có địa vị cao hơn mình thì thưa rằng: "Tôi Cièng" (Tôi chiềng).

Ðỗ Thế Giai (1709 - 1766), vị quan võ thời Lê Trịnh, trong các tờ khải điều trần của mình, dâng lên vua Lê chúa Trịnh bao giờ cũng mở đầu bằng câu: "Tôi cẩn khải vâng lạy Ðức bề trên".

Lê Chất (1769 - 1826), võ quan triều Tây Sơn, sau theo nhà Nguyễn, trong tờ tấu chữ Nôm gửi lên vua Gia Long, thưa rằng: "Tấu vái Đức Hoàng thượng muôn muôn năm cao minh ngự lãm", cuối tờ tấu viết: "Chúng tôi thật lo thật sợ cúi vái. Đức Hoàng thượng muôn muôn năm".

Theo nhà nghiên cứu Trần Quang Đức, đại từ “tôi” về sau dần thay đổi ngữ nghĩa, chuyển từ thái độ khiêm hạ sang ngang hàng, được sử dụng trong những trường hợp lịch sự.

Nhà nghiên cứu Trần Quang Đức nói rằng: “Tôi cho rằng sự thay đổi này chỉ diễn ra vào quãng bốn năm chục năm trở lại đây mà thôi. Bởi bạn tôi (tầm 40 tuổi) theo đạo Thiên chúa giáo nói, họ luôn băn khoăn không hiểu sao ngày bé khi vào nhà thờ, họ lại xưng là “tôi” trước chúa, còn giờ thì nhất loạt đổi dùng từ "con”.

Thông tư quy định về Điều lệnh nội vụ Công an nhân dân (10/4/2012) quy định xưng hô khi giao tiếp:

1. Xưng hô khi giao tiếp trong lực lượng Công an nhân dân

a) Khi làm việc, hội họp, học tập, sinh hoạt tập thể, cán bộ, chiến sĩ xưng hô với nhau bằng “đồng chí” và “tôi”, sau tiếng “đồng chí” có thể gọi cấp bậc, họ tên, chức vụ của người mình tiếp xúc; đối với cấp trên có thể gọi là “thủ trưởng”. Trong các học viện, nhà trường Công an nhân dân, ngoài việc xưng hô như trên, giáo viên, học sinh, sinh viên có thể xưng hô bằng “thầy”, “cô” và “em”;

b) Ngoài giờ làm việc, hội họp, học tập, sinh hoạt tập thể, cán bộ, chiến sĩ xưng hô với nhau sao cho phù hợp với phong tục, truyền thống văn hóa Việt Nam;

2. Xưng hô khi giao tiếp với người ngoài lực lượng Công an nhân dân

a) Khi làm việc và quan hệ công tác với cán bộ và nhân dân:

Tùy từng trường hợp cụ thể để gọi bằng “đồng chí” và xưng “tôi”; hoặc tùy theo lứa tuổi để xưng hô sao cho phù hợp với phong tục, truyền thống văn hóa Việt Nam.

b) Khi giao tiếp với người nước ngoài:

Tùy theo quan hệ ngoại giao của Việt Nam với quốc gia, tổ chức quốc tế khách đến thăm để gọi là “đồng chí” hoặc “ngài”, “ông”, “bà”, “vương hiệu”, “tước hiệu” và xưng “tôi” cho phù hợp.

c) Khi giao tiếp với người vi phạm pháp luật:

- Đối với phạm nhân, trại viên gọi là “anh”, “chị” và xưng “tôi”;

- Các trường hợp khác, tùy theo lứa tuổi, xưng hô sao cho phù hợp với phong tục, truyền thống văn hóa Việt Nam.

________________________

Muốn tránh trường hợp xưng hô “bác bác –  cháu cháu” làm người dưới thấy mình nhỏ bé, có thể xưng hô “anh - em” nơi công sở. Cách xưng hô này dễ trao đổi công việc mà vẫn tạo ra sự tôn kính, tôn trọng thứ bậc tuổi tác.

Khampha.vn

Tin được quan tâm

Khi xây nhà cổng nên mở ra hay mở vào? Rất nhiều nhà đã làm sai, bảo sao mất lộc

Từ xưa, theo truyền thống, cổng nhà thường được thiết kế theo kiểu 2 cánh mở tạo nên sự cân đối và hài hòa cho...
Phong thủy 2 ngày, 22 giờ trước

Nên gửi tiền vào sổ tiết kiệm hay tài khoản ngân hàng? Hóa ra chênh lệch quá lớn, nhân viên ngân hàng đã nói thật

Nên gửi tiền vào sổ tiết kiệm hay tài khoản ngân hàng là câu hỏi mà nhiều người thường xuyên gặp phải. Đối với nhiều...
Kiến thức 3 ngày, 19 giờ trước

Câu nói “Ra ngoài không ngủ với vợ, ra ngoài không thăm mộ nhà vợ” có ý nghĩa gì? Tại sao con rể không được thăm mộ?

Ở một số vùng nông thôn, phong tục địa phương rất khác nhau. Trong sản xuất và đời sống của mình, người xưa đã đúc...
Kiến thức 2 ngày, 18 giờ trước

Tại sao những chiếc gối cổ xưa làm bằng sứ và gỗ, cao và rất cứng. Họ ngủ có đau đầu không?

Từ xa xưa, gối đã là vật dụng không thể tách rời để con người ngủ trên đó, nhưng bạn có biết? Trong một thời...
Kiến thức 3 ngày, 20 giờ trước

Tại sao nên để một khoản tiền đằng sau vỏ điện thoại? Nhiều người chưa bao giờ hiểu

Chúng ta thường gặp những người thích bỏ một ít tiền vào sau ốp lưng điện thoại di động. Dù là ở nơi làm việc,...
Đời sống số 2 ngày, 15 giờ trước

Những bức ảnh cũ hiếm hoi của người nổi tiếng, đều là kỷ niệm của tuổi trẻ: Vương Phi và Tạ Đình Phong 20 năm trước, Trương Bá Chi 18 tuổi bên Châu Tinh Trì

Những bức ảnh cũ hiếm hoi của người nổi tiếng thời trẻ khiến công chúng không khỏi hoài niệm khi nhìn lại.
Chuyện làng sao 3 ngày, 19 giờ trước

Tin cùng mục

Có 700 triệu nên mua đất hay mua xe? Mẹ chồng khuyên một câu khiến hai vợ chồng trẻ cúi đầu xấu hổ

Nghe mẹ phân tích xong chồng tôi ngẩn ra, thấy bà nói đúng quá nên xấu hổ, vội đưa ra quyết định sớm.
Tâm sự 2 ngày, 12 giờ trước

Tại sao phụ nữ sau khi kết hôn thường chê chồng không có tiền và không có năng lực?

Nhiều phụ nữ sau khi lấy chồng thường phàn nàn với chồng: “Sao anh kém cỏi, kiếm được ít tiền như vậy!” Nghe thì có...
Tâm sự 5 ngày, 20 giờ trước

Vợ chồng nên giữ tiền chung hay riêng sẽ hạnh phúc hơn? Bạn sẽ tiếc vì không biết sớm hơn

Vốn là vấn đề nhạy cảm nhưng theo gợi ý từ chuyên gia bạn sẽ đưa ra được câu trả lời phù hợp với hoàn...
Yêu 6 ngày, 22 giờ trước

Bạn có để ý không? “Ba loại” con dâu này có địa vị đặc biệt cao trong nhà chồng, bố mẹ chồng sẽ không bao giờ dám bắt nạt họ

Nhiều người cho rằng mẹ chồng, con dâu từ xưa đã là thiên địch, không có cách nào điều chỉnh được. Tuy nhiên, khi tâm...
Tâm sự 7 ngày, 18 giờ trước

Bất kể bạn là vợ chồng hay người yêu, nếu đối phương không bao giờ làm được 3 điều này thì có nghĩa là trong lòng anh ấy không có bạn

Người ta nói rằng cha mẹ là những người tốt nhất trên thế giới đối với bạn và họ không bao giờ đòi hỏi bất...
Yêu 23.04.2024

Tại sao một số phụ nữ thèm muốn tình dục? Nó có thể mang lại 3 lợi ích, đàn ông không cần phải ngại ngùng

Trong xã hội hiện đại ngày nay, quan hệ tình dục không chỉ là một hoạt động sinh lý bình thường mà còn được coi...
Tâm sự 23.04.2024

Tin mới cập nhật

Áp dụng một chút thứ này khi chiên cá, sẽ không làm rách da, không dính chảo và quan trọng nhất là không bắn dầu

Nhiều người muốn chiên cá mà không bị rách da và có được miếng cá vàng, giòn và mềm. Hôm nay biên tập viên sẽ...
Địa chỉ ăn ngon 10 phút trước

Mật ong 'kết tinh' có thể ăn được không? Chuyên gia giải đáp nếu có “3 thay đổi” thì đừng ăn vì sợ nhiễm bẩn!

Mật ong là chất làm ngọt tự nhiên được sử dụng rộng rãi trong nấu ăn, đồ uống và món tráng miệng. Tuy nhiên, đôi...
Chăm sóc sức khỏe 8 giờ, 52 phút trước

Làm thế nào khách sạn có thể nhận biết một cặp đôi nam nữ ở cùng phòng không phải là vợ chồng? Xem 3 điểm sau để 'vạch trần'

Khách sạn luôn là nơi lưu trú không thể thiếu cho các hoạt động du lịch, kinh doanh. Tuy nhiên, theo quan niệm truyền thống,...
Kiến thức 8 giờ, 52 phút trước

Apple cảnh báo người dùng: Không đặt sạc iPhone dưới gối, chăn

IT House ngày 28/4 đưa tin hành động cuối cùng của nhiều người trước khi đi ngủ là sạc điện thoại di động để đảm...
Kiến thức 8 giờ, 52 phút trước

Tử vi 12 con giáp thứ 6 ngày 3/5/2024: Tuổi Tý công việc may mắn vô cùng, Tỵ tài lộc bất ổn

Cùng xem tử vi dự đoán gì về vận mệnh, cuộc sống, tình duyên... của 12 con giáp trong ngày 3/5/2024.
Đời sống số 9 giờ, 20 phút trước

Hậu sinh nhật tuổi 18, tiểu thư nhà Tom Cruise lộ những dấu hiệu khiến dân mạng lo lắng

Suri Cruise, con gái chung giữa Tom Cruise và Katie Holmes làm netizen 'đứng ngồi không yên' trong những lần xuất hiện gần đây.
Chuyện làng sao 10 giờ, 13 phút trước

Khi làm cơm chiên trứng, việc đánh trứng trước hoặc chiên cơm trước là sai lầm, để tôi dạy bạn một thủ thuật, hạt cơm sẽ vàng và thơm

Cơm chiên trứng là món ngon được nhiều người yêu thích, thơm hơn cơm trắng và dai hơn dù chỉ một đĩa cũng sẽ không...
Địa chỉ ăn ngon 13 giờ, 10 phút trước

Nên pha mật ong bằng nước lạnh hay nước nóng? Chuyên gia tiết lộ “cách đúng”: đa số mọi người đều sai

Mật ong là một loại thực phẩm phổ biến trong cuộc sống hàng ngày và cũng là một loại thuốc cổ truyền phổ biến. Y...
Kiến thức 13 giờ, 30 phút trước

Lời khuyên cuộc sống: Dù mối quan hệ của bạn có tốt đến đâu, bạn cũng nên tránh xa người 'nghèo' những thứ này!

Tại sao chúng ta thường nhấn mạnh đến 'sự kết nối'? Bởi vì những kết nối tuyệt vời có thể mang lại cho chúng ta...
Kiến thức 14 giờ, 30 phút trước

Triệu Vy không thể quay lại: Suy ngẫm và tiếc nuối ở tuổi 48?

Nữ diễn viên Triệu Vy bị cấm sóng hơn ba năm qua. Sao "Hoàn Châu Cách Cách" ít xuất hiện trước truyền thông.
Chuyện làng sao 14 giờ, 30 phút trước