Bác sĩ Lương Cần Liêm kính mến!
Chúng cháu là sinh viên sư phạm nên trong lớp chỉ có vài mống con trai. Và thực sự là cháu không có cảm tình với mấy bạn “mỳ chính cánh” trong lớp. Tính cháu rất thẳng thắn rõ ràng nên nhiều bạn quý. Ngay từ năm thứ nhất cháu đã được nhiều nam sinh các trường Xây Dựng, Bách Khoa săn đón. Không hiểu sao cháu có nhiều bạn trai mà chưa nhận lời yêu ai cả. Đúng hơn là cháu thấy chỉ chơi được với họ thôi chứ yêu thì chưa.
Nhưng đến năm cuối cùng thì cháu cùng lúc “cảm” hai người. Người đầu tiên là một doanh nhân. Chúng cháu quen nhau trong một buổi sinh nhật bạn. Cháu bị dị ứng với đồ uống và chỉ có anh là người duy nhất lúc ấy tình nguyện bỏ cuộc vui để đưa cháu đến phòng khám. Anh thông minh, giàu có và rất yêu cháu. Trong mắt cháu, anh sẽ là một người chồng hoàn hảo. Anh đi xem tuổi và nói rằng nhờ hợp tuổi cháu mà công việc kinh doanh của anh ngày càng tốt. Anh tự tin là sẽ có cháu. Cháu cũng hài lòng là người yêu của anh.
Mọi thứ diễn ra rất tốt cho đến khi cháu gặp một công chức trẻ tuyệt vời. Những gì đơn điệu, máy móc, khô khan của một “người nhà nước” mà cháu vẫn thường hình dung không có ở anh. Chúng cháu lao vào nhau như thiêu thân. Đặc biệt là khi làm chuyện ấy, cháu luôn cảm thấy thỏa mãn và anh lần nào anh cũng cuồng nhiệt như lần đầu tiên. Chúng cháu như chẳng còn biết trời đất là gì nữa. Anh luôn nói rằng là nhờ có cháu mà anh thấy tự tin hơn, được sống hết mình. Anh cũng muốn cưới cháu để có cháu mãi mãi nhưng với thu nhập hiện tại của anh thì chắc chắn cuộc sống vợ chồng sau này sẽ rất khó khăn.
Thế nhưng trong cuộc sống thường nhật cháu lại thích anh doanh nhân hơn. Nhiều lần cháu có gợi ý là cùng anh xem phim XXX nhưng anh lại nói cái đó bậy bạ lắm. Khổ nỗi mỗi khi làm chuyện ấy với anh, cháu thấy thật đơn điệu và chán. Anh chưa một lần làm cháu thỏa mãn. Anh cũng chẳng chịu thay đổi hành vi khi làm chuyện ấy. Anh cứ hùng hục làm mà chẳng thèm quan tâm đến cháu. Lần nào cũng giống lần nào.
Cháu biết cháu đang làm như thế này là không phải
với cả hai người đàn ông đang yêu cháu (Ảnh minh họa)
Tại sao cháu khổ thế này bác sĩ ơi? Tính cháu vốn rõ ràng. Cháu biết cháu đang làm như thế này là không phải với cả hai người đàn ông đang yêu cháu. Cháu nghĩ mãi mà chưa tìm ra phương án nào khả dĩ cả bác sĩ ạ. Cháu biết là lấy nhau chẳng phải chỉ làm mỗi chuyện ấy. Nhưng rõ ràng vợ chồng không hợp nhau về chuyện ấy thì cũng chẳng thể hạnh phúc. Cháu mong nhận được lời tư vấn của bác sĩ.
D.H.P
Giáo sư tiến sĩ tâm thần Lương Cần Liêm:
Phương trình hạnh phúc
D.H.P thân mến
Đọc thư của cháu không hề dễ trả lời như cháu tưởng. Nó phức tạp như một “phương trình đại số chức năng” mà tôi tạm gọi là bài toán của cuộc sống hạnh phúc.
Khi Đs= t1 + t2 +t3 + t4, làm sao chứng mình được Đđ = t1 x t2 x t3 x t4 = Ty nếu Đđ > Đs
Trong đó Đs= Đời sống; Đđ = Đạo đức; Ty = Tình yêu; t1 = tình (tình cảm, tình dục, tình thương…), t2 = Tiền; t3 = Tài (hôm nay và triển vọng); T4 = Tuổi (tuổi sanh và tuổi tử vi theo truyền thống văn hóa). Nếu một hay hơn một (t) là zero thì phép toán đời sống vẫn bằng cuộc sống, nhưng đạo đức và tình yêu = zero.
Và tôi cũng khẳng định rằng tư vấn không phải để giúp cháu “tìm bạn kiếm chồng”. Nhưng tôi sẽ cùng cháu giải bài toán hạnh phúc này.
Bài toán này có hai khía cạnh.
Khía cạnh chiều sâu là: 1) Ta thấy thực tế để xét lý tưởng và ta lấy lý tưởng để xét thực tế có chấp nhận được hay không. Từ đó ta phải phát triển sức tưởng tượng để thay đổi thực tế cho đẹp và lý tưởng không phải là chuyện ảo mơ hồ; 2) mẫu dùng để đánh giá thực tế và lý tưởng từ một gia đình rồi xã hội, văn hóa, kinh tế và môi trường sống. Tức là tìm bạn phải xem bạn của bạn, kiếm chồng phải xem gia quyến, quê quán, tổ tiên.
Khía cạnh chiều ngang là đánh giá 4 chữ T trên theo từng chữ một và cả 4 chữ với nhau theo phép toán cộng và phép toán nhân. Thường có 4 câu hỏi như sau:
1) Cái gì tiền mua được và không mua được? Ví dụ tiền có thể đưa bạn về bằng taxi thì có phải là mua tình cảm không, hay đấy là không rất ga lăng và không hà tiện? Nhưng cũng lại cần đặt ra câu hỏi: Cần kiệm là tánh tốt hay tánh xấu? Tiền là phương tiện hay là mục tiêu sống? Có khi lúc đầu là phương tiện rồi sau biến chất thành mục tiêu sống đưa đến cái gì cũng sợ tốn hao, mất mát, xa xỉ.
2) Tài là gì? Triển vọng sống sung sướng là tài hay là do tiền? Có tài, có tiền mà không có thời gian để sống thì cũng như đi dạo trung tâm thương mại Vincom trong bóng tối. Chớ nên chê “người nhà Nước” vì đường đời còn dài. Tài năng biết làm giàu không chắc là tài năng biết sống hạnh phúc. Tiền mua tài (và mua chức vụ), hay tài làm ra tiền và danh vọng: Chỉ có tương lai và ý chí mới trả lời được.
3) Tuổi hợp nhau, theo tâm lý thì không phải là dị đoan. Nếu hai người yêu nhau muốn thành công thì tâm lý dựng lên một niềm tin tưởng như một lý thuyết về tương lai. Lý thuyết ấy phải tựa lưng trên văn hóa, có thể theo tử vi hay tôn giáo tùy xã hội và trình độ.
4) “Chuyện ấy là dơ hay sạch” là một trong những chủ đề phổ thông của người thích, không thích hay thích vừa vừa. Có người không thích rồi sẽ thích hay có người thì ngược lại nếu các chữ (t) trên ngày càng thoải mái. Tại sao tâm lý nghĩ đó là dơ bẩn? Vì cái vùng sinh lý cơ thể để “làm chuyện ấy” quá gần với vùng hậu môn, cùng là một bộ phận mà hai chức năng: Một chức năng loại ra phế thải – cái dơ và chết – một chức năng sung sướng tạo ra cuộc sống. “Chuyện ấy là kinh nghiệm của từng người một” ; không ai có thể nói thế nào là đúng, thế nào là chuẩn, thế nào là hay, thế nào là dở,... Nhất là không ai có thể “đóng tuồng” trong lúc làm chuyện ấy. Lại có người sợ có con mất vợ nên trong tiềm thức không thích làm chuyện ấy mà chỉ thích cái gì xung quanh chuyện ấy…
Thân
Bác sĩ Liêm
24h