Danh mục

Tôi vẫn dợn mỗi khi gần gũi chồng vì căn bệnh đáng sợ

Thứ năm, 19/05/2016 08:54

Không may mắc căn bệnh vẩy nến toàn thân, đã 10 năm nay chị Hà Thu H. một giảng viên đại học ở Hà Nội luôn cảm thấy cuộc sống khốn khổ, sống không bằng chết.

Chỉ muốn tự tử

Hơn mười lần mua thuốc về để tự tử, chị H. không dám uống bởi nhìn những đứa con thơ bé dại và nỗi day dứt với người chồng đã từng rất yêu thương chị.

Vẩy nến, Vẩy nến toàn thân, Chữa bệnh vẩy nến, Chữa vẩy nến

Bệnh vẩy nến không phải là bệnh lây nhiễm (Ảnh minh họa)

Chị H, 43 tuổi là bệnh nhân bị vẩy nến toàn thân hơn 10 năm nay. Ban đầu đó chỉ là những lớp bong da nhỏ nhưng càng ngày nó các lan rộng ra và dần dà bị khắp toàn thân đặc biệt vùng lưng và cánh tay của chị.

Căn bệnh khiến chị H. vô cùng tự ti và mặc cảm. Trước đây, chị từng làm giảng viên ở một trường đại học lớn nhưng sau vì bệnh tật lan ra cả vùng tóc, mặt nên chị xin nghỉ hưu sớm để điều trị. Hàng ngày, để cải thiện kinh tế, chị làm thêm việc gia sư.

Vì chị là giáo viên gia sư nổi tiếng nên nhiều phụ huynh thuê chị dạy. Vén tay áo lên, chị H. kể chưa bao giờ chị dám mặc áo ngắn tay vì nhìn nó rất kinh.

Mùa nắng nóng lên chị bị ngứa kinh khủng và bong tróc da. Những lớp da bị bong ra nếu người ngồi cạnh hít phải có thể bị ho. Có lẽ vì thế chị chỉ ở trong nhà, không giao tiếp, không nói chuyện với ai.

Đã 10 năm nay, chị H. không ngủ cùng chồng mình. Căn bệnh vảy nến toàn thân khiến chị và chồng ngày càng trở nên xa cách. Họ sống với nhau chỉ vì cái nghĩa.

Vì không thể chiều chồng, không đủ tự tin nằm cạnh anh nên chị biết anh sẽ đi ra ngoài để giải quyết nhu cầu sinh lý nhưng chị mặc kệ coi như giả câm, giả điếc. Ở vào hoàn cảnh này, chị H. đành nhắm mắt để cảm thấy nhẹ nhõm.

Cùng là bệnh nhân vẩy nến, chị Đinh Hải Lý trú tại Nam Trực, Nam Định chỉ khóc khi kể về mình. Chị và chồng ly hôn từ nhiều năm nay. Lúc đầu chị bị bệnh, gia đình nhà chồng tưởng bệnh lây nhiễm nên họ đã xa lánh và bỏ rơi mẹ con chị.

Chồng chị vài năm đầu còn ngủ riêng, sau anh đưa đơn ly hôn vì không muốn sống cùng "con hủi". Chị Lý nuốt nước mắt bế con về nhà bố mẹ đẻ.

Căn bệnh khiến chị tự ti chưa lần nào dám ra ngoài ăn cỗ hay gặp bạn bè. Với chị, nỗi đau của mỗi lần "thay da" không đáng sợ bằng nỗi đau của sự kỳ thị và xa lánh.

Xác định sống chung với nó đến lúc chết nên với chị Lý, bớt được lần lột da nào là bớt mệt mỏi lần đó.

Sự kỳ thị đáng sợ hơn cả bệnh ung thư

Ông Trần Hồng Trường – Chủ tịch hội Vẩy nến Việt Nam kể: Những bệnh nhân trong hội tìm đến với nhau là để chống lại sự kỳ thị của mọi người, thậm chí ngay cả trong gia đình.

Căn bệnh này dễ gây ra sự ghê sợ cho người khác vì nó khiến da bong thành vẩy. Nhiều người mỗi sáng ngủ dậy quét được cả tô vẩy nến. Bởi vậy, nhiều người không dám đi ra ngoài đường, có người phải bỏ cả nghề nghiệp mình đang làm để tránh sự kỳ thị.

TS Lê Hữu Doanh – Phó Giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương cho biết sự kỳ thị của cộng đồng đối với bệnh nhân vảy nến dựa nhiều vào cảm quan như biểu hiện ngoài da, bất thường ngoài da và họ sợ nhất là bị lây bệnh.

Hiện tại, khoa học khẳng định bệnh vẩy nến không lây. Nhưng bản thân người bị bệnh vẩy nến tự họ cũng có kỳ thị, mặc cảm với mình.

Y học đã chứng minh, vẩy nến không phải bệnh ngoài da mà là bệnh hệ thống, trong đó đáng lo ngại nhất là sự tác động của vảy nến đối với tâm thần, tâm lý của người bệnh.

Trong bệnh vảy nến, chất lượng cuộc sống của người bệnh suy giảm rất nhiều. Ngoài ra, tâm lý của người bệnh cũng bị ảnh hưởng. So với ung thư và các bệnh lý mãn tính khác, sự ảnh hưởng tâm lý đối với bệnh nhân bị vẩy nến đôi khi còn lớn hơn.

PGS Trần Hậu Khang – Nguyên Giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương cho biết bệnh vẩy nến có biểu hiện thương tổn da: Hay gặp và điển hình nhất là các dát đỏ có vẩy trắng phủ trên bề mặt, vẩy dày, có nhiều lớp xếp chồng lên nhau rất dễ bong và giống như giọt nến (vì vậy có tên gọi là "Vẩy nến").

Kích thước thương tổn to nhỏ khác nhau với đường kính từ 1- 20 cm hoặc lớn hơn.

Vị trí điển hình nhất của các dát đỏ có vẩy là vùng tì đè, hay cọ xát như: khuỷu tay, đầu gối, rìa tóc, vùng xương cùng, mông. Tuy nhiên sau một thời gian tiến triển các thương tổn có thể lan ra toàn thân.

Bệnh vẩy nến là bệnh mãn tính kéo dài, chính vì vậy người bệnh cần hơn một lần điều trị từ một bác sĩ, cần hơn sự quản lý của bác sĩ đối với bệnh đó. Các bác sĩ đôi khi phải kéo dài thời gian theo dõi, gần như cả cuộc đời của người bệnh.

>>Click xem Đây là cách tốt nhất để hạ huyết áp tự nhiên

Theo Ttvn.vn

Tin được quan tâm

Từ nay, người dân đi xe khách có thể bị phạt đến 3.000.000 đồng nếu có hành vi này

Nếu vi phạm lỗi này khi đi xe khách người dân có thể bị phạt tới 3 triệu đồng, ai cũng nên nắm được.
Dòng sự kiện 2 ngày, 23 giờ trước

Sau ngày 1/7/2025, người dân không cần đến trực tiếp cơ quan Công an để đổi thẻ CCCD, đúng không?

Theo quy định mới nhất, người dân sẽ không phải đến cơ quan công an để đổi thẻ CCCD?
Tin trong ngày 2 ngày, 15 giờ trước

Bắt đầu từ 1/7/2025: Người từ 60 tuổi trở lên, không có lương hưu sẽ được mua bảo hiểm y tế miễn phí?

Đại biểu Quốc hội kiến nghị mở rộng đối tượng được nhà nước hỗ trợ bảo hiểm y tế, tập trung vào nhóm người cao...
Kiến thức 2 ngày, 21 giờ trước

Từ 1/7/2025: Trợ cấp 3 - 6 triệu đồng/tháng cho người tham gia BHYT đủ 5 năm liên tục, có đúng không?

Thông tin việc tham gia BHYT đủ 5 năm liên tục sẽ được nhận tiền trợ cấp 3 - 6 triệu đồng/tháng, thực hư ra...
Kiến thức 2 ngày, 16 giờ trước

Theo quy định mới nhất, xe máy quá niên hạn sử dụng vẫn tham gia giao thông sẽ bị tịch thu, đúng không?

Nghị định 168 quy định rõ về việc xử phạt sử dụng xe máy quá niên hạn sử dụng tham gia giao thông đường bộ....
Kiến thức 1 ngày, 9 giờ trước

Những con giáp nào may mắn Ngày 14 tháng 7 là thứ Hai, tức 20 tháng 6 âm lịch?

Người xưa đã sử dụng Thiên Can và Địa Chi cùng các tiết khí để mô phỏng quỹ đạo vận hành của năm, tháng, ngày...
Đời sống số 2 ngày, 14 giờ trước

Tin cùng mục

1 giờ vàng để tăng tuổi thọ mỗi ngày mà nhiều người đang bỏ phí, mong rằng bạn không nằm trong số đó

Bài viết sẽ tiết lộ bí mật của 1 giờ 'đắt giá' nhất trong ngày. Đó là thời điểm giúp cơ thể hấp thụ năng...
Chăm sóc sức khỏe 21 giờ, 25 phút trước

Chạy bộ nửa tiếng vào buổi sáng hay đi bộ một tiếng vào buổi tối thì tốt hơn cho sức khỏe?

Chạy bộ buổi sáng và đi bộ buổi tối đều là những phương pháp bảo vệ sức khỏe được nhiều người yêu thích, nhưng chúng...
Chăm sóc sức khỏe 24 giờ, 36 phút trước

Nếu ăn khoai lang luộc đều đặn vào bữa sáng, điều gì sẽ xảy ra với cơ thể?

Khoai lang là một loại thực phẩm vừa rẻ vừa ngon. Khoai lang có giá trị dinh dưỡng cao, giàu chất xơ, carotene, vitamin và...
Chăm sóc sức khỏe 1 ngày trước

Nếu muốn sống lâu hơn sau 60 tuổi, bạn cần tuân thủ 7 điều 'lười biếng' này

Bí quyết sống thọ sau tuổi 60 không nằm ở những viên thuốc đắt tiền hay chế độ luyện tập khắc nghiệt, mà ẩn chứa...
Chăm sóc sức khỏe 1 ngày, 7 giờ trước

Phát hiện trên đầu con xuất hiện một lỗ sâu kỳ lạ, người mẹ liền đưa đi khám, bác sĩ nói: 'Đứa trẻ quá may mắn'

Lỗ nhỏ trên đầu trẻ nếu không được điều trị kịp thời, có thể gây nhiễm trùng da đầu và những biến chứng nghiêm trọng...
Chăm con 2 ngày, 20 giờ trước

Uống nước lá sen có những lợi ích gì? Những điều kiêng kỵ khi uống nước lá sen

Hoa sen là báu vật. Hoa sen, lá sen, cọng sen, hạt sen, lõi sen và củ sen đều có thể dùng làm thực phẩm...
Chăm sóc sức khỏe 2 ngày, 24 giờ trước

Tin mới cập nhật

Cho coca vào kho với thịt ba chỉ có tác dụng gì?

Thịt kho tàu là một trong những món ăn cứng tôi thích nhất, cách làm và nguyên liệu của món thịt kho tàu Coca-Cola này...
Địa chỉ ăn ngon 2 phút trước

Nước nhỏ giọt từ điều hòa còn quý giá hơn cả máy điều hòa! Nhiều người không biết nó dùng để làm gì, vậy nên hãy xem nhé!

Bạn đã thử dùng nước thải từ máy điều hoà chưa? Có mẹo tiết kiệm tiền nào thiết thực và thân thiện với môi trường...
Kiến thức 12 phút trước

Sông Tô Lịch có cảnh tượng 'lạ' khiến ai cũng phải ngoái nhìn, dự kiến hoàn thành trong tháng 8

Thời gian qua, công trình được xây dựng trên sông Tô Lịch đã thu hút sự chú ý lớn từ cộng đồng. Mọi người đi...
Tin trong ngày 7 giờ, 35 phút trước

Đột phá y học: Trung Quốc phát minh robot siêu nhỏ trị viêm xoang không cần kháng sinh

Một phát minh đột phá từ Trung Quốc hứa hẹn thay đổi cách điều trị viêm xoang và các bệnh nhiễm trùng mãn tính khác,...
Kiến thức 7 giờ, 38 phút trước

Chỉ cần kích thích nhẹ vào não, khả năng làm toán tăng vọt, hữu ích cho ai đang gặp khó khăn về môn học này

Một nghiên cứu đột phá tại Anh đã hé lộ một phương pháp tiềm năng có thể "tăng vọt" khả năng làm toán, đặc biệt...
Kiến thức 7 giờ, 38 phút trước

Trắc nghiệm tâm lý: Bạn thích trang phục của phụ nữ nào? Hãy thử xem bạn thông minh, có năng lực hay cả tin?

Đây là một trắc nghiệm tâm lý vui dựa trên trực giác và sở thích thời trang, giúp bạn khám phá một khía cạnh tiềm...
Đời sống số 8 giờ, 42 phút trước

Những con giáp nào cần thận trọng Ngày 15 tháng 7 là thứ Ba, tức 21 tháng 6 âm lịch?

Thời tiết là một sự diễn biến tự nhiên, ảnh hưởng tinh tế đến vận mệnh của chúng ta. Ngày 15 tháng 7 là thứ...
Đời sống số 8 giờ, 42 phút trước

Hơn 77 triệu người dùng Zalo chú ý: Ứng dụng có thay đổi quan trọng mà người dùng cần biết

Trong bản cập nhật tháng 7, Zalo bổ sung nhiều tính năng mới như mở rộng hợp tác với ngân hàng để chuyển khoản nhanh,...
Kiến thức 8 giờ, 15 phút trước

Những ngành nào được miễn 50-100% học phí trong mùa tuyển sinh 2025?

Năm học 2025 đánh dấu một năm đầy khởi sắc với nhiều chính sách hỗ trợ học phí hấp dẫn dành cho thí sinh trên...
Tin trong ngày 8 giờ, 16 phút trước

Trẻ em dưới 14 tuổi đã được cấp CCCD có bắt buộc phải đổi lại thẻ sau khi sáp nhập tỉnh, xã không?

Sau khi sáp nhập, việc cấp đổi thẻ Căn cước công dân cho trẻ em dưới 14 tuổi là điều được nhiều người quan tâm....
Kiến thức 8 giờ, 17 phút trước