Danh mục

Tiêm kháng sinh: Coi chừng sốc phản vệ

Thứ năm, 18/02/2016 13:45

Trên một số báo còn có những bài viết của người không có chuyên môn về y tế nên có những nhận định chưa chính xác hoặc nhầm lẫn giữa các loại thuốc kháng sinh.

Trên các phương tiện thông tin đại chúng gần đây có đưa tin một số trường hợp người bệnh bị tử vong ngay sau khi tiêm kháng sinh (KS). Trên một số báo còn có những bài viết của người không có chuyên môn về y tế nên có những nhận định chưa chính xác hoặc nhầm lẫn giữa các loại thuốc KS nên có thể làm cho bạn đọc bối rối vì thông tin không đầy đủ. Có báo còn nhầm lẫn giữa hai loại thuốc KS là cephotaxim và ceftriaxon.

Tiêm thuốc KS phải đề phòng sốc phản vệ (SPV)

Trước hết phải nhắc lại rằng thuốc là con dao hai lưỡi, bên cạnh những lợi ích để phòng ngừa và điều trị bệnh, thuốc cũng có thể gây ra những phản ứng bất lợi, những hậu quả nghiêm trọng, thậm chí gây tử vong cho người dùng thuốc. Loại thuốc nào cũng có thể gây ra những tác hại như vậy, nhưng riêng thuốc KS thì mức độ nguy hiểm lại càng cao. Đã có nhiều trường hợp bệnh nhân tử vong ngay sau khi tiêm thuốc KS mặc dù nhân viên y tế đã tuân thủ nghiêm chỉnh quy tắc điều trị khi dùng thuốc. Đó là những ca SPV, một dạng dị ứng thuốc nghiêm trọng và đặc biệt nguy hiểm, nhiều khi là bất khả kháng do cơ địa dị ứng của người được dùng thuốc. Nguy hiểm hơn, SPV có thể xảy ra ở liều dùng rất nhỏ (tức là SPV có thể xảy ra ngay khi thử test), không có dấu hiệu báo trước và mọi phương tiện cấp cứu sau khi đã đưa thuốc vào người đều không cứu được bệnh nhân. Đó là rủi ro không ai mong muốn mà người dùng thuốc cần biết để chia sẻ với ngành y tế nếu có phản ứng có hại nguy hiểm xảy ra trong quá trình dùng thuốc. Tại nhiều địa phương, dị ứng thuốc chiếm tỷ lệ hơn 8,5% dân số, trong đó nguy hiểm nhất là SPV, chiếm khoảng 10% trong số các ca dị ứng thuốc. Trong số người bị SPV, khoảng 10% tử vong. Trong ngành y, SPV được coi là một tai biến kinh hoàng, một dạng dị ứng cấp tính với những biểu hiện rất rầm rộ: người bệnh choáng váng, nổi mày đay, huyết áp tụt, tím tái, vã mồ hôi, khó thở, mất ý thức...

Nhân viên y tế truyền dịch cho trẻ bị sốc phản vệ.

Chỉ tiêm thuốc KS khi thật sự cần thiết

Tiêm thuốc KS có những ưu điểm là thuốc được hấp thu trực tiếp và trọn vẹn vào máu nên có tác dụng nhanh và hiệu quả cao, đồng thời thuốc không qua hệ tiêu hóa nên không bị dịch tiêu hóa hoặc gan chuyển hóa. Tiêm truyền tĩnh mạch dung dịch thuốc KS cho phép thuốc nhanh chóng đến ổ nhiễm khuẩn để hoạt chất phát huy tác dụng giúp tăng hiệu quả chữa bệnh. Tuy vậy, khi tiêm thuốc KS cũng cần phải lưu ý một số nhược điểm như phải có dụng cụ thích hợp (ống tiêm, kim tiêm...). Truyền dịch KS thì phải có bộ dây truyền và phải tuyệt đối vô trùng, nếu không sẽ có nguy cơ bị nhiễm trùng (như áp-xe, nhiễm virut viêm gan B, C). Người tiêm thuốc phải là nhân viên y tế đã qua đào tạo biết các kỹ thuật tiêm đúng cách. Tuy nhiên, thuốc tiêm KS dễ gây phản ứng toàn thân hay tại chỗ khi cơ thể không dung nạp thuốc. Khi tiêm các dung dịch thuốc KS có khi gây SPV trầm trọng, vì vậy chỉ dùng thuốc tiêm KS thay cho thuốc uống trong trường hợp cấp cứu, bệnh nhiễm trùng nặng, người bệnh không thể hợp tác uống thuốc hoặc khi dược chất cần sử dụng không có dạng thuốc uống. Khi phải dùng dạng thuốc KS tiêm, cần có sự cân nhắc bởi nếu có tác dụng không mong muốn tiêm thuốc sẽ nguy hiểm hơn uống thuốc và nguy cơ SPV có thể xảy ra ngay ở liều rất nhỏ hoặc xảy ra chậm, tức là có khi đến mũi tiêm thứ hai, thứ ba phản ứng SPV mới xảy ra.

Cách nào để bệnh nhân biết mình bị phản ứng thuốc?

Phản ứng dị ứng thuốc ngay tức thì, nặng nhất là phản ứng phản vệ mà biểu hiện lâm sàng thường gặp là SPV. Nhẹ hơn thì có thể phản ứng trên da: ngứa, nổi mẩn đỏ da (có thể khu trú tại chỗ hoặc lan ra toàn thân). Phản ứng chậm hơn ở ngoài da sau vài giờ đến vài ngày như hội chứng Stevens - Johnson, hội chứng Lyell - bong da, tróc niêm mạc toàn thân, bệnh nhân cũng có thể tử vong sau đó vì nhiễm trùng da và nhiễm trùng huyết. Sau khi dùng thuốc, nếu bị các triệu chứng kể trên thì nên đến bệnh viện ngay và thông báo cho bác sĩ biết thuốc mình đã sử dụng thật đầy đủ. Có nhiều triệu chứng mà người bệnh không thể nào biết, như uống thuốc xong bị rối loạn tiền đình, suy thận, mất tế bào máu... thì phải theo dõi nhiều ngày sau dùng thuốc mới nhận biết được bởi những cán bộ có chuyên môn.

Cần lưu ý các biện pháp dân gian như uống nước đậu xanh, uống nước chanh, lòng trắng trứng... đều không có cơ sở khoa học và không cấp cứu được dị ứng thuốc. Khi đi khám, bệnh nhân nên thông báo với bác sĩ thuốc mình đã bị dị ứng hay phản ứng trước đó (nếu biết). Nên báo cho thầy thuốc tình trạng cơ thể trước đó có dị ứng với thức ăn hay chất lạ như bụi phấn, hoá chất... để có cơ sở đề phòng và hạn chế sử dụng những loại thuốc có nguy cơ cao gây dị ứng hoặc SPV. Không nên lạm dụng thuốc và đặc biệt không tự mua thuốc để điều trị, nhất là KS và một số thuốc chuyên khoa đặc trị, kể cả thuốc nhỏ mắt, bôi ngoài da có chứa KS cũng phải tuân theo chỉ định của thầy thuốc.

>>Click xem Trị bách bệnh từ tất cả các bộ phận của cây nhót

Theo Suckhoedoisong.vn

Tin được quan tâm

Gần 1 tháng nữa, người dân phải dùng sang Căn cước không được dùng Căn cước công dân, đúng không?

Thông tin từ 15/5/2025 người dân buộc phải cấp đổi căn cước công dân sang căn cước là không đúng. Chỉ ai chủ động muốn...
Kiến thức 2 ngày, 24 giờ trước

Từ ngày 1/7/2025, người cao tuổi từ 60 trở lên, không có lương hưu sẽ được mua bảo hiểm y tế miễn phí?

Đại biểu Quốc hội kiến nghị mở rộng đối tượng được nhà nước hỗ trợ bảo hiểm y tế, tập trung vào nhóm người cao...
Kiến thức 1 ngày, 4 giờ trước

Từ nay: Đây là quy định và mức phạt mới nhất lỗi đỗ xe trên vỉa hè với ô tô, xe máy

Mức phạt mới nhất năm 2025 đối với lỗi đỗ xe trên vỉa hè dành cho xe máy, ô tô được quy định tại Nghị...
Kiến thức 2 ngày, 14 giờ trước

Từ nay: Người dân ra đường không mang theo Căn cước/CCCD sẽ bị phạt tiền hoặc tạm giữ về đồn công an, đúng không?

Khi cơ quan chức năng kiểm tra mà người dân không thể xuất trình được giấy tờ tùy thân thì có thể bị xử phạt...
Kiến thức 1 ngày, 3 giờ trước

Kể từ bây giờ, có 1 lỗi vi phạm giao thông nhiều người hay mắc phải có thể bị phạt tới 150 triệu đồng

Hành vi tự ý thay đổi kết cấu xe ô tô sai quy định sẽ bị phạt tiền từ 65 - 75 triệu đồng đối...
Kiến thức 2 ngày, 22 giờ trước

Tỉnh có nhiều vàng nhất Việt Nam: Trữ lượng hơn 20 tấn, nơi duy nhất sở hữu 2 Di sản thế giới

Không chỉ là địa phương có trữ lượng vàng lớn nhất Việt Nam, đây còn là nơi duy nhất ở Việt Nam sở hữu 2...
Kiến thức 2 ngày, 9 giờ trước

Tin cùng mục

Rau diếp trở thành tâm điểm! Nhắc nhở: Ăn rau diếp thường xuyên, trong vòng 3 tháng, cơ thể bạn có thể có 4 cải thiện lớn

Nhiều người không biết rằng ăn rau diếp thường xuyên sẽ cải thiện sức khỏe, thậm chí có thể thấy những kết quả bất ngờ...
Chăm sóc sức khỏe 4 giờ, 23 phút trước

Đắp gừng vào rốn có tác dụng rất tốt, nhiều người chưa biết, bạn sẽ hiểu thêm sau khi đọc bài viết này

Gừng không chỉ là thực phẩm trong căn bếp mà còn có nhiều tác dụng hữu ích trong cuộc sống.
Chăm sóc sức khỏe 5 giờ, 7 phút trước

Sự thật đau lòng về việc nuôi dạy một đứa trẻ 'vô dụng': Khi tình yêu thương trở thành 'điểm mù sinh tồn'

Ngày càng nhiều bậc phụ huynh dành trọn tâm huyết và tài chính để “bồi đắp” cho con. Nhưng một nghịch lý đáng buồn vẫn...
Chăm con 9 giờ, 21 phút trước

Nguyên nhân gì có thể khiến cả nhà ung thư? 5 thói quen nấu nướng gây ung thư hàng đầu nhiều gia đình vẫn làm

Đây là 5 thói quen nấu nướng gây ung thư nhiều gia đình hay làm, cần thay đổi ngay, đặc biệt là điều số 1....
Chăm sóc sức khỏe 11 giờ, 49 phút trước

Ở tuổi trung niên, hãy bổ sung nhiều sắt, thường xuyên ăn loại thực phẩm giàu sắt này, bạn sẽ có đủ máu và năng lượng

Các thành viên trong gia đình, khi bước vào tuổi trung niên, bạn có luôn cảm thấy sức khỏe không còn tốt như trước không?...
Chăm sóc sức khỏe 14 giờ, 55 phút trước

Tin mới cập nhật

Giữa rừng già lạnh 12 độ, 50 nhà sư thắp nhang và tụng kinh suốt ba thời khóa lễ để “mời Thổ Địa an vị” cho 40 ngôi nhà tình nghĩa Khánh - Mailisa.

Không sân khấu, không ánh đèn, không truyền thông rình rang. Chỉ có khói nhang, tiếng mõ và lòng người lặng đi vì xúc động....
Doanh nghiệp 2 phút trước

Trường hợp đèn đỏ bật sáng nhưng cảnh sát giao thông cho đi, tài xế có bị phạt nguội?

Nhiều người bày tỏ băn khoăn, trong trường hợp đèn đỏ bật sáng mà cảnh sát giao thông ra tín hiệu phương tiện di chuyển...
Tin trong ngày 3 giờ, 41 phút trước

Ngày 20/4 là Chủ Nhật, ngày 23 tháng 3 âm lịch, những con giáp nào cần thận trọng?

Thời gian là biểu hiện của thời tiết, người xưa dùng Thiên Can, Địa Chi và các tiết khí để diễn tả. Ngày 20 tháng...
Đời sống số 3 giờ, 48 phút trước

Chung khung hình với Bảo Ngọc, nàng Hậu có 'gương mặt tỷ lệ vàng' cũng phải nhún nhường vài phần

Vốn được mệnh danh là Hoa hậu sở hữu vẻ đẹp ngàn năm có một hay khuôn mặt tỷ lệ vàng nhưng khi chung khung...
VIDEO 3 giờ, 50 phút trước

Hơn 2 tháng nữa, sẽ không còn thành phố thuộc tỉnh?

Nếu dự thảo Luật được thông qua thì từ 01/7/2025, các thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương dự...
Kiến thức 3 giờ, 57 phút trước

Từ nay, những trường hợp đất không giấy tờ này bị Nhà nước thu hồi sẽ được bồi thường

Theo quy định một số trường hợp đất không giấy tờ khi bị thu hồi vẫn sẽ được bồi thường, người dân cần biết để...
Kiến thức 3 giờ, 59 phút trước

Trắc nghiệm tâm lý: Bạn có thể tìm thấy bao nhiêu điểm khác biệt trong hai bức ảnh sau? Kiểm tra xem bạn mệt mỏi đến mức nào!

Bạn vui lòng nhìn kĩ hai bức ảnh để so sánh và tìm điểm khác biệt nhé. Sau đó bài viết sẽ nói xem bạn...
Đời sống số 3 giờ, 3 phút trước

Từ nay, công chức và viên chức nằm trong diện tinh giản biên chế sẽ được hưởng 8 chính sách này

Nghị định số 178/2024/NĐ-CP quy định về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng...
Kiến thức 3 giờ, 23 phút trước

Áo chống nắng màu gì ngăn tia UV tốt nhất? Nhiều người bất ngờ với kết quả

Sắp vào hè, mọi người không thể tránh khỏi việc tiếp xúc với cái nắng lâu ngày. Do đó, áo chống nắng trở thành "người...
Kiến thức 3 giờ, 28 phút trước

12 trường hợp không được hưởng BHYT dù đi khám chữa bệnh đúng tuyến từ ngày 1/7/2025

Theo quy định mới nhất từ Luật Bảo hiểm Y tế sửa đổi, có hiệu lực từ ngày 1/7/2025, một số trường hợp khám chữa...
Kiến thức 4 giờ, 31 phút trước