Danh mục

Kỳ tích: Người thứ 2 trên thế giới được chữa khỏi HIV, sau người đầu tiên 12 năm

Thứ ba, 05/03/2019 19:03

Suốt 12 năm kể từ khi bệnh nhân nhiễm HIV đầu tiên và duy nhất được chữa khỏi bằng liệu pháp tế bào gốc, giờ đây mới có người thứ 2 trên thế giới được chữa khỏi HIV.

Thế giới vừa chứng kiến một bệnh nhân thứ 2 nhiễm HIV được chữa khỏi hoàn toàn. Bệnh nhân người Anh này được giữ kín danh tính trong báo cáo vừa đăng trên tạp chí Nature.

Sau hơn một thập kỷ với hơn nửa nghìn tỷ USD chi cho hoạt động nghiên cứu HIV/AIDS, cuối cùng chúng ta cũng có được niềm tin rằng, căn bệnh thế kỷ sẽ được chữa khỏi.

Sự kiện này diễn ra vào thời điểm sau 12 năm kể từ khi "bệnh nhân Berlin" nổi tiếng làm nên lịch sử khi trở thành người đầu tiên được chữa khỏi HIV. Bệnh nhận đầu tiên này đã duy trì được sự thuyên giảm sau khi nhiễm HIV-1, chủng virus nguy hiểm và phổ biến nhất gây ra bệnh AIDS, mà không cần dùng thuốc kháng virus (ARV).

"Bệnh nhân Berlin" thực ra là một người Mỹ (tên thật là Timothy Ray Brown) được chẩn đoán nhiễm HIV khi sống ở Đức. Năm 2007, anh đã được phẫu thuật ghép tủy xương liên quan đến việc cấy vào cơ thể các tế bào gốc tạo máu chỉ với mục đích ban đầu là điều trị bệnh bạch cầu.

khỏi HIV, bệnh thế kỷ, hiv

Timothy Ray Brown - "Bệnh nhân Berlin".

May mắn thay, việc điều trị bằng tế bào gốc lấy từ một người hiến tặng có đột biến gen CCR5 là đồng thụ thể HIV-1 đã bất ngờ làm tuyên giảm HIV trong cơ thể Brown. Kể từ đó đến nay, bệnh nhân này không còn phải dùng thuốc ARV nữa.

Vì lý do này, Brown thường được mô tả là bệnh nhân đầu tiên được "chữa khỏi" HIV, mặc dù về mặt thuật ngữ thì không chính xác lắm. Sự thuyên giảm và chữa khỏi không hoàn toàn giống nhau.

"Bằng cách đạt được sự thuyên giảm ở một bệnh nhân thứ hai, sử dụng một cách tiếp cận tương tự, chúng tôi đã chứng minh rằng, bệnh nhân ở Berlin không phải là một sự bất thường và đó (cấy ghép tế bào gốc) thực sự là phương pháp điều trị giúp loại bỏ HIV ở cả hai người này.", nhà virus học Ravindra Gupta đến từ Đại học College London nói trên tạp chí Nature.

Bệnh nhân mới, được mệnh danh là "Bệnh nhân London", cũng đã được điều trị bằng tế bào gốc từ một người hiến tặng có đột biến gen CCR5, nhưng lần này là trong khi đang điều trị ung thư hạch Hodgkin. 16 tháng sau khi làm thủ thuật (không bao gồm xạ trị giống như bệnh nhân ở Berlin), "bệnh nhân London" đã ngừng sử dụng thuốc ARV (còn gọi là liệu pháp ART) và suốt 18 tháng sau đó, anh đã ở trong tình trạng thuyên giảm hoàn toàn.

Một cách thận trọng, các nhà khoa học cho rằng, vẫn còn quá sớm để nói rằng "bệnh nhân London" đã được chữa khỏi hoàn toàn. Nhưng dù sao đó cũng là một bước tiến đầy hứa hẹn trong việc ngăn chặn HIV.

"Đã một thời gian dài 'bệnh nhân London' không cần điều trị ART, vì vậy đây là phát hiện rất thú vị. Hơn 10 năm sau báo cáo thành công của 'bệnh nhân Berlin', trường hợp mới này có vai trò xác nhận rằng, cấy ghép tủy xương từ người hiến tặng âm tính CCR5 có thể loại bỏ virus còn sót lại và ngăn chặn mọi dấu vết phục hồi của virus.", chuyên gia về bệnh truyền nhiễm Sharon Lewin đến từ Đại học Melbourne giải thích trên Nature.

khỏi HIV, bệnh thế kỷ, hiv

Các bác sĩ cho biết, họ sẽ cần tiếp tục theo dõi "bệnh nhân London" để xem tình trạng của anh ta tiến triển như thế nào. Có lẽ các bệnh nhân nhiễm HIV sẽ phải tiếp tục chờ đợi trước khi các nhà khoa học nhân rộng được phương pháp điều trị.

Một khó khăn là cấy ghép tế bào gốc không có tác dụng với tất cả mọi người, chưa kể các tế bào gốc được hiến tặng sử dụng trong trường hợp này là rất hiếm khi người cho tuỷ cần có một đột biến CCR5 rất cụ thể.

Mặc dù vậy, không thể phủ nhận một tiềm năng cho hướng nghiên cứu trong tương lai khi cách thức hoạt động thụ thể của HIV có thể đưa chúng ta đến gần hơn với phương pháp chữa trị hoàn toàn HIV/AIDS, căn bệnh hiện đang lây nhiễm cho khoảng 37 triệu người trên toàn thế giới.

"Trường hợp thứ 2 được báo cáo này đã củng cố thông điệp rằng, con người có thể chữa khỏi HIV.", nhà nghiên cứu bệnh truyền nhiễm và miễn dịch Anthony Kelleher từ Đại học New South Wales ở Úc cho hay.

"Bệnh nhân London" đã chứng minh cho chúng ta thấy tiềm năng của các phương pháp điều trị tế bào gốc và liệu pháp gen nhắm đến HIV nói riêng, cũng như cả ung thư và toàn bộ các căn bệnh khác nói nói chung. Đó sẽ là hy vọng mới cho tương lai của y học.

Trí Thức Trẻ

Tin được quan tâm

Bắt đầu ngừng sử dụng Căn cước công dân từ năm 2026, buộc phải đổi sang Căn cước có đúng không?

Hiện nay nhiều người còn dùng căn cước công dân, nhiều người đã đổi sang căn cước, vậy có phải từ 2026 sẽ không còn...
Kiến thức 3 ngày, 21 giờ trước

Từ giờ đến 31/12/2025: Mức tiền thưởng đối với người đủ 30 năm tuổi Đảng là bao nhiêu?

Theo Kết luận số 83-KL/TW của Ban Chấp hành Trung ương về cải cách chính sách tiền lương, từ ngày 1/7/2024, lương cơ sở sẽ...
Kiến thức 3 ngày, 17 giờ trước

Bãi nhiệm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố 2025, quy trình cụ thể gồm những bước nào?

Theo quy định hiện hành, Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố có thể được miễn nhiệm trong trường hợp không đảm bảo sức khỏe,...
Kiến thức 2 ngày, 6 giờ trước

Xe máy quá niên hạn sử dụng cố tình tham gia giao thông sẽ bị tịch thu vĩnh viễn theo quy định mới nhất, đúng không?

Nghị định 168 quy định rõ về việc xử phạt sử dụng xe máy quá niên hạn sử dụng tham gia giao thông đường bộ....
Kiến thức 3 ngày, 14 giờ trước

Từ nay, có được xây nhà cấp 4 trên đất nông nghiệp không?

Người sử dụng đất cần tuân thủ nghiêm túc quy định pháp luật về đất đai và xây dựng để tránh đối diện những hậu...
Kiến thức 2 ngày, 19 giờ trước

Giáo viên đón tin vui, có thể được nhận mức thưởng 10.530.000 đồng từ 1/7, cụ thể là những ai?

Kể từ ngày 1/7/2025, giáo viên đón tin vui lớn khi đạt được những danh hiệu trong quá trình dạy học này có thể được...
Tin trong ngày 3 ngày, 18 giờ trước

Tin cùng mục

Giáo sư Harvard chỉ ra 4 cách giáo dục con ưu việt nhất, gia đình bình thường cũng có thể nuôi con thành tài

Giáo dục của các gia đình khác nhau. Những người giàu có có thể cung cấp cho con mình những nguồn lực giáo dục tốt...
Chăm con 6 giờ, 34 phút trước

Giải mã bí ẩn sinh tử: Phân người có thể dự đoán nguy cơ tử vong trong 30 ngày?

Y học hiện đại không ngừng phát triển, nhiều phương pháp chẩn đoán sức khỏe độc đáo và đáng kinh ngạc đang dần xuất hiện....
Chăm sóc sức khỏe 12 giờ, 20 phút trước

Con bạn có EQ rất cao nếu nói câu này: Xin chúc mừng bé đang phát triển rất tốt!

Thông thường một đứa trẻ có EQ cao là kết quả của quá trình quan sát, học hỏi và được nuôi dưỡng trong một môi...
Chăm con 15 giờ, 9 phút trước

1 loại thực phẩm 'phá gan' chẳng kém gì rượu bia: Rút ngắn tuổi thọ nếu quá lạm dụng, nhiều người Việt thích ăn vì tiện

Nhiều người cho rằng tiêu thụ quá nhiều rượu bia là nguyên nhân duy nhất gây tổn thương gan. Tuy nhiên, có một loại thực...
Chăm sóc sức khỏe 1 ngày, 12 giờ trước

7 loại cá nếu thấy ở chợ phải mua ngay: Bổ ngang nhân sâm, tổ yến, giá lại rẻ, ăn nhiều không lo tăng cân

7 loại cá tự nhiên này không chỉ giàu dưỡng chất, bổ như nhân sâm hay tổ yến, mà còn có mức giá bình dân,...
Chăm sóc sức khỏe 2 ngày, 13 giờ trước

Khi trẻ hỏi: 'Người khác được chơi điện thoại di động, tại sao con lại không được?', chúng ta nên trả lời thế nào?

Trong quá trình nuôi dạy con, cha mẹ từng đối mặt với câu hỏi: “Vì sao người ta được chơi điện thoại còn con thì...
Chăm con 2 ngày, 15 giờ trước

Tin mới cập nhật

Tử vi ngày 9/7/2025 của 12 con giáp: Tuổi Thân tiền bạc rủng rỉnh, Mão công việc giảm sút

Cùng xem tử vi dự đoán gì về vận mệnh, tình duyên, cuộc sống,... của 12 con giáp trong ngày 9/7/2025.
Đời sống số 4 giờ, 52 phút trước

Khoảng cách bật xi nhan trước khi rẽ cụ thể thế nào theo quy định mới nhất: Người tham gia giao thông lưu ý kẻo dính phạt

Theo Luật Trật tự An toàn Giao thông và Nghị định 168, người điều khiển xe máy và ô tô cần lưu ý điểm sau...
Kiến thức 4 giờ, 19 phút trước

Loại cá cả thế giới tranh nuôi nhưng chỉ Việt Nam tạo nên ngành công nghiệp tỷ đô từ 'mỏ vàng' này

Hiện nay nhiều quốc gia như Ấn Độ, Bangladesh, Indonesia, Ai Cập và Trung Quốc cũng phát triển nuôi loài cá da trơn này, nhưng...
Tin trong ngày 5 giờ, 34 phút trước

Từ ngày 1/7/2025, đăng ký khai sinh, kết hôn thay đổi thế nào? Cần đến đúng nơi này kẻo mất công

Từ ngày 1/7/2025, khi Nghị định 120/2025/NĐ-CP có hiệu lực, các thủ tục đăng ký hộ tịch như khai sinh, kết hôn sẽ có nhiều...
Tin trong ngày 5 giờ, 48 phút trước

Bắt đầu từ tháng 7/2025: Vợ chồng đi xe của nhau sẽ bị CSGT xử phạt và tịch thu phương tiện, đúng không?

Theo quy định, những trường hợp này đi xe không chính chủ sẽ không bị CSGT xử phạt.
Kiến thức 5 giờ, 19 phút trước

Loại cây từ gốc đến ngọn đều 'hái ra tiền', thu về hàng trăm triệu USD mỗi năm, giúp Việt Nam thống lĩnh thị trường thế giới, được Indonesia trợ lực

Việt Nam không chỉ khẳng định vị thế là quốc gia xuất khẩu quế số 1 thế giới, thu về hàng trăm triệu USD mỗi...
Tin trong ngày 6 giờ, 49 phút trước

Phương Mỹ Chi vướng nghi vấn hẹn hò với Quang Hùng MasterD qua loạt chi tiết, thực hư ra sao?

Nghi vấn Phương Mỹ Chi hẹn hò với Quang Hùng MasterD đang gây xôn xao khắp cõi mạng.
Chuyện làng sao 6 giờ, 3 phút trước

Từ 1/7: Thẻ BHYT chưa điều chỉnh thông tin địa chỉ có còn dùng được không?

Nhiều người dân tham gia BHYT băn khoăn từ ngày 1/7, thông tin địa chỉ, nơi đăng ký ban đầu trên thẻ BHYT chưa điều...
Kiến thức 6 giờ, 18 phút trước

Điểm cực Bắc của Việt Nam thay đổi như thế nào sau sáp nhập?

Sau đợt sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh vừa qua, Tuyên Quang chính thức trở thành địa phương sở hữu điểm cực Bắc...
Dòng sự kiện 7 giờ, 34 phút trước

Sau sáp nhập, TP.HCM mới sẽ có 4 trường THPT chuyên, trong đó 2 trường rất nổi tiếng, là trường nào?

TP.HCM mới có 4 trường chuyên gồm: THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, Lê Hồng Phong, Hùng Vương, Lê Quý Đôn.
Tin trong ngày 7 giờ, 49 phút trước