Danh mục

Hậu quả khôn lường khi lạm dụng thuốc kháng sinh

Chủ nhật, 17/08/2014 09:15

Tình trạng sử dụng kháng sinh tràn lan, thiếu kiểm soát đối với mọi lứa tuổi đang dẫn tới những hậu quả vô cùng nguy hại.

Không ít các loại bệnh lý nhiễm khuẩn đang ngày càng nguy hiểm, phức tạp và trở thành nỗi lo lớn đối với các bác sĩ lẫn người bệnh, do tình trạng vi khuẩn kháng thuốc nên bệnh tật chữa mãi không khỏi.

Sử dụng bừa bãi

Gần hai tuần nằm điều trị tại Khoa hô hấp, Bệnh viện Nhi trung ương, bé Minh (4 tuổi, ở Thanh Xuân, Hà Nội) vẫn sốt cao và khó thở vì căn bệnh viêm phổi. Mệt mỏi sau nhiều đêm thức trắng chăm con, chị Hà, mẹ cháu Minh, chia sẻ: “Mới đầu, cháu chỉ bị sốt và húng hắng ho, tôi cứ tưởng cháu bị cảm cúm thông thường nên như mọi lần lại ra hiệu thuốc gần nhà mua ít thuốc cảm và hai vỉ kháng sinh Amoxcilin cho cháu uống. Ai ngờ, cả tuần uống hết chỗ thuốc mua, bệnh cháu không khỏi mà còn nặng thêm. Khi tới bệnh viện, kết quả xét nghiệm cho thấy cháu đã bị biến chứng viêm phổi nặng do dùng thuốc không đúng”.

Thuốc,thuốc kháng sinh,hậu quả khôn lường của việc lạm dụng thuốc kháng sinh
Sử dụng thuốc kháng sinh cần phải có toa thuốc
và sự theo dõi chặt chẽ của bác sĩ.

TS Trần Minh Điển, Phó giám đốc BV Nhi trung ương cho biết, vào những đợt cao điểm nắng nóng hay giai đoạn thời tiết chuyển mùa, bệnh viện thường xuyên phải tiếp nhận nhiều trẻ bị các bệnh về viêm đường hô hấp, trong đó không ít trường hợp bệnh rất nặng, bị biến chứng gây nguy hiểm sức khỏe, tính mạng khiến việc điều trị rất khó khăn. Nguyên nhân chỉ vì gia đình trước đó đã tự ý cho trẻ sử dụng nhiều loại kháng sinh khác nhau dẫn tới vi khuẩn kháng thuốc.

Theo Giám đốc BV Bệnh nhiệt đới trung ương - TS Nguyễn Văn Kính, về nguyên tắc, nếu không phải bệnh nhiễm trùng, nhiễm khuẩn thì không nên dùng kháng sinh. Chỉ dùng kháng sinh khi bị bội nhiễm vi khuẩn nhưng việc sử dụng phải có s

ự chỉ dẫn và theo dõi chặt chẽ của bác sĩ. Thế nhưng hiện nay, rất nhiều người lại tự ý sử dụng tràn lan kháng sinh trong chữa bệnh, bất kể loại bệnh gì nên dẫn tới những hậu quả nguy hại. Nếu nhẹ là phản ứng thuốc, dị ứng, còn nặng có thể dẫn tới tình trạng kháng thuốc, khiến tình trạng bệnh thêm trầm trọng, khó chữa, kéo dài thời gian điều trị và rất tốn kém.

TS Cao Hưng Thái, Phó Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế cho biết, kết quả khảo sát việc bán thuốc kháng sinh ở các hiệu thuốc vùng nông thôn và thành thị phía Bắc cho thấy nhận thức về kháng sinh và kháng thuốc kháng sinh của người bán thuốc lẫn người dân đều rất thấp, đặc biệt ở nông thôn. Có đến 88% số dân ở thành thị, 91% số dân ở nông thôn sử dụng kháng sinh không có đơn của bác sĩ.

Hậu quả khôn lường

Hắt hơi, sổ mũi, đau đầu... là ngay lập tức ra hiệu thuốc mua vài vỉ Ampicilin hay Amoxicilin về uống mà không hề gặp bất cứ trở ngại nào từ phía nhà thuốc vì không có đơn thuốc của bác sĩ. Thậm chí, nếu tới bệnh viện thì cũng có không ít bác sĩ sau một hồi khám xét cũng lại kê đơn thuốc mà trong đó không thể thiếu vài vỉ... kháng sinh. “Không quá khi nói rằng việc mua bán kháng sinh tại các hiệu thuốc ở nước ta hiện nay dễ như mua rau. Người Việt cũng có thói quen sử dụng kháng sinh như ăn cơm, hễ ốm là tự ra hiệu thuốc mua kháng sinh về uống...” - TS Nguyễn Văn Kính thẳng thắn chỉ ra.

Theo các chuyên gia y tế, kháng thuốc là tình trạng các vi sinh vật như vi khuẩn, virus, nấm và ký sinh trùng kháng lại thuốc kháng sinh đã nhạy cảm với các vi sinh vật này trước đây. Sinh vật đề kháng (virus, vi khuẩn, ký sinh trùng) có thể chịu đựng được sự tấn công của các thuốc kháng sinh chống vi khuẩn dẫn tới việc áp dụng các phương pháp, thuốc điều trị đặc hiệu trở nên không hiệu quả, nhiễm khuẩn kéo dài, thậm chí gây tử vong và có thể lây lan cho người khác. Rõ ràng, tình trạng sử dụng kháng sinh tràn lan, thiếu sự kiểm soát đang dẫn tới những hệ lũy và hậu quả nghiêm trọng.

TS Nguyễn Văn Kính cho biết, do tình trạng kháng thuốc kháng sinh ngày càng cao đã làm cho việc điều trị các bệnh nhiễm khuẩn - nhất là nhiễm trùng huyết - bị thất bại, dẫn đến tỷ lệ tử vong do sốc nhiễm khuẩn ngày càng gia tăng. Nhiều nghiên cứu cho thấy, các căn bệnh nguy hiểm như lao, sốt rét, nhiễm trùng huyết, tả lỵ... đang bị kháng thuốc rất nghiêm trọng.

Theo nghiên cứu của Trung tâm theo dõi phản ứng phụ của thuốc, ĐH Y Dược Hà Nội, ngoài kháng sinh thông thường, có tới 13/30 loại kháng sinh thế hệ mới đã bị kháng do việc dùng thuốc vô tội vạ. Trong số nạn nhân của tình trạng kháng kháng sinh, trẻ em là đối tượng dễ bị ảnh hưởng nhất, dẫn đến có thể bị suy tủy, rối loạn chuyển hóa hay chậm phát triển.

Báo cáo của WHO cho biết tình trạng kháng thuốc kháng sinh có thể khiến 70% ca nhiễm trùng sơ sinh không được điều trị bằng kháng sinh và 67% ca tử vong do vi khuẩn kháng thuốc. Còn nghiên cứu của Cục Quản lý khám chữa bệnh về thực trạng sử dụng kháng sinh trên hơn 1.000 hồ sơ bệnh án tại các khoa điều trị tích cực của 19 bệnh viện lớn tại Hà Nội, Hải Phòng, TPHCM cho thấy, tỷ lệ sử dụng kháng sinh không phù hợp lên tới 74% khiến việc điều trị nhiều bệnh gặp khó khăn, thậm chí thất bại. Không chỉ làm cho bệnh tật ngày càng thêm nặng, tăng tỷ lệ tử vong, kháng kháng sinh còn làm tăng gánh nặng bệnh, cũng như tốn kém về kinh tế cho bệnh nhân và xã hội, bao gồm tăng chi phí chữa bệnh, thời gian điều trị dài hơn.

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tình trạng kháng thuốc kháng sinh trong bệnh viện và cộng đồng ngày một gia tăng và đáng quan ngại. Hậu quả từ kháng thuốc cũng hết sức nghiêm trọng, hàng năm gây tử vong hơn 25.000 trường hợp tại khu vực các nước EU, 38.000 trường hợp tại Thái Lan, 23.000 trường hợp tại Mỹ.

Theo Sài Gòn Giải Phóng

Tin được quan tâm

Từ ngày 1/1/2025: Không có bảo hiểm xe máy bắt buộc sẽ không còn bị xử phạt, đúng không?

Hiện nay, bảo hiểm xe máy là một trong các loại giấy tờ bắt buộc người điều khiển xe phải mang theo khi tham gia...
Kiến thức 3 ngày, 2 giờ trước

Loại gỗ quý hiếm bậc nhất thế giới, có cây trị giá hơn 600 tỷ đồng, được tìm thấy ở Việt Nam

Cây gỗ hóa ngọc của loại cây này có giá lên tới hơn 600 tỷ đồng, nó là loại gỗ gì mà đắt vậy?
Kiến thức 3 ngày, 6 giờ trước

Tin vui: Có BHYT mà tự mua thuốc ngoài sẽ được BHXH thanh toán tiền

Sang năm 2025, người có BHYT (bảo hiểm y tế) khi mua thuốc bên ngoài sẽ được hỗ trợ thanh toán, biết kẻo thiệt thòi....
Kiến thức 2 ngày, 21 giờ trước

Kỷ lục về 'chuyện ấy' khiến thế giới kinh ngạc: Người phụ nữ quan hệ với 919 người đàn ông trong một ngày

Có lẽ kỷ lục về tình dục có '1-0-2' này sẽ rất khó để người phụ nữ nào phá được.
Kiến thức 3 ngày, 3 giờ trước

Đừng bỏ gừng vào tủ lạnh, áp dụng 4 tuyệt chiêu để gừng luôn tươi ngon mỗi ngày

Bạn muốn gừng muốn tươi lâu? Đừng rửa, chỉ cần cạo sạch đất, phơi khô thoáng gió, xịt rượu trắng đều bề mặt, để ráo...
Kiến thức 3 ngày, 3 giờ trước

Thành phố nào đông dân nhất Việt Nam?

Theo thống kê gần nhất, dân số ở tỉnh thành này là hơn 9,3 triệu người, chiếm gần 10% dân số cả nước.
Kiến thức 2 ngày, 21 giờ trước

Tin cùng mục

Phụ nữ bôi một ít 'gừng' vào lòng bàn chân trước khi đi ngủ, nếu kiên trì thực hiện, 4 lợi ích này sẽ đến với bạn

So với nam giới, cơ thể phụ nữ yếu hơn. Khi thời tiết bắt đầu thay đổi, cơ thể họ sẽ cảm thấy khó chịu....
Chăm sóc sức khỏe 25 phút trước

Nếu bố nói 4 câu này với con nhiều hơn mỗi ngày, thì khi lớn lên con sẽ trở nên xuất sắc

Giáo dục con cái không chỉ là việc của các bà mẹ mà các ông bố cũng nên vào cuộc. Thực tế cho thấy, về...
Chăm con 3 giờ, 4 phút trước

Xếp hạng protein chất lượng cao, sữa xếp cuối cùng và trứng xếp thứ tư! Đọc xong tôi mới hiểu

Để cơ thể đầy đủ chất dinh dưỡng thì hãy cùng tham khảo xếp hạng những thực phẩm chứa nhiều protein sau đây nhé!
Chăm sóc sức khỏe 1 ngày, 1 giờ trước

Làm sao để xác định bạn tình có mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục trước khi quan hệ? 2 phương pháp mà cả nam và nữ đều nên biết

Trước khi tiến tới hôn nhân, nhiều người luôn lo ngại về các bệnh lây truyền qua đường tình dục khi không hiểu rõ tình...
Chăm sóc sức khỏe 1 ngày, 4 giờ trước

Ăn táo nấu chín có 4 lợi ích không ngờ! Rất bổ dưỡng!

Táo luôn là “người phát ngôn” cho sức khỏe nhưng sau khi thời tiết trở lạnh, nhiều người chức năng lá lách và dạ dày...
Chăm sóc sức khỏe 1 ngày, 5 giờ trước

Hãy thường xuyên nhắc lại 4 câu này khi đưa con đến trường, hiệu quả giáo dục sẽ không ngờ tới!

Người mẹ này đã dùng 4 câu này để nuôi dạy một đứa con có thành tích học tập xuất sắc. Bạn chắc chắn cũng...
Chăm con 1 ngày, 8 giờ trước

Tin mới cập nhật

Mùa đông nấu mía có tác dụng rất tốt, làm ẩm da khô mùa đông, giải độc, bồi bổ dạ dày. Thật đáng tiếc nếu không biết

Mùa đông đã đến, nhiệt độ dần bắt đầu hạ nhiệt. Trong gió đã có mùi mùa đông. Ở phía Nam cũng có sự chênh...
Kiến thức 24 phút trước

5 loại củ cải này dù rẻ đến đâu cũng đừng mua, tránh rước hoạ vào thân

Củ cải đang vào mùa thu hoạch. Chúng không chỉ giàu nước, vitamin và vi chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, mà còn...
Kiến thức 26 phút trước

Mua chung cư mới sau bao lâu sẽ có sổ hồng?

Vấn đề đầu tiên bất kỳ ai khi đi mua nhà ở đều quan tâm đến là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền...
Kiến thức 26 phút trước

Black Friday là ngày nào?

Sắp đến Black Friday - là ngày nhiều thương hiệu, nhãn hàng giảm giá sâu các sản phẩm. Vậy ngày Black Friday 2024 rơi vào...
Kiến thức 27 phút trước

Hồ Ngọc Hà nói gì về việc hàn gắn những mối quan hệ đã đổ vỡ, liệu có liên quan đến Lệ Quyên?

Nhiều khán giả réo gọi tên Lệ Quyên khi Hồ Ngọc Hà chia sẻ về chuyện hàn gắn những mối quan hệ đã đổ vỡ....
VIDEO 27 phút trước

Maya gọi người cũ Hà Dũng là ân nhân, vì sao?

Maya đã có những chia sẻ về nhạc sĩ Hà Dũng trong một show truyền hình.
Chuyện làng sao 27 phút trước

Nếu không sử dụng 4 thiết bị điện này, hãy rút phích cắm điện ngay lập tức

Điện trong nhà giúp cuộc sống trở nên tiện lợi nhưng việc sử dụng nó là một điều vô cùng nguy hiểm nhưng cũng rất...
Kiến thức 2 giờ, 54 phút trước

Thẻ căn cước của người dân, công an có quyền giữ không? Nếu bị giữ có được trả lại không?

Theo Luật Căn cước 2023, công an có quyền giữ thẻ căn cước của người dân không? Người dân bị giữ thẻ căn cước trong...
Kiến thức 2 giờ, 55 phút trước

Các ngành hot từ nay đến năm 2030 cho nữ

Là nữ giới nên học ngành gì? Dưới đây là các công việc được nhận định phù hợp với phái nữ, từ nay đến năm...
Kiến thức 2 giờ, 55 phút trước

Cá mập có thể sống được bao lâu sau khi bị cắt vây và ném trở lại biển? Tại sao con người không ăn thịt cá mập?​

Khoảng 70 triệu đến 100 triệu con cá mập bị giết mỗi năm, nhiều con trong số đó bị cắt vây và ném trở lại...
Kiến thức 2 giờ, 55 phút trước