Không phải bữa trưa hay tối, bữa sáng là thời điểm ăn uống quan trọng nhất trong ngày. Nhưng nhiều người đều có chung một băn khoăn là bữa sáng ăn gì, đồ mặn hay ngọt là tốt nhất?
Câu trả lời là tùy vào sở thích và sự tiện lợi mà mỗi người có thể ưu tiên hơn cho đồ ăn mặn hay đồ ngọt. Đối với những người quan tâm đến các món tráng miệng hơn, có thể chuẩn bị một bữa ăn đầy đủ với các loại quả mọng. Còn không bạn có thể chọn ăn sáng mặn như xôi, bún, phở...
Tại Mỹ, bữa sáng có xu hướng ngọt hơn. Điều này có thể bắt nguồn từ sự gia tăng của ngũ cốc đóng hộp trong thời kỳ bùng nổ trẻ em như một bữa ăn sáng đơn giản được bán rộng rãi trên thị trường để cung cấp cho trẻ em.
Còn tại Châu Á, bữa sáng thường ưu tiên các thực phẩm khác, đa dạng hơn cả đồ mặn và ngọt.
(Ảnh minh họa)
Tại sao cơ thể thèm đồ ăn mặn hay ngọt thì đây là lý giải. Khi bạn ăn một bữa tối giàu carbohydrate tinh chế, lượng đường trong máu tăng lên, có nghĩa là cơ thể đòi hỏi một cái gì đó ngọt ngào để cân bằng.
Lý do chính khiến bạn thèm ăn mặn là do thiếu natri, thường là do mất nước. Nếu chúng ta có rượu hoặc bia với bữa tối thay vì nước, hoặc nếu chúng ta tập thể dục và không bù nước đầy đủ vào ban đêm, chúng ta có thể thức dậy muốn thức ăn mặn hơn, trong khi thực tế, thứ chúng ta cần là một ly nước.
Những điều cần tránh khi ăn sáng:
Ăn sáng ngay sau khi thức dậy
Nhiều người có thói quen ăn sáng ngay khi vừa thức dậy. Theo các chuyên gia thì ăn sáng quá sớm không những không có lợi cho cơ thể và còn ảnh hưởng đến dạ dày.
Các chuyên gia y tế chỉ ra rằng, sau một giấc ngủ dài, hầu hết các cơ quan của cơ thể vẫn lưu lại một phần của bữa ăn tối. Cơ quan tiêu hóa vẫn cần thời gian để "xử lý" và hấp thụ nốt phần ăn đó. Nếu bạn ăn bữa sáng quá sớm, thức ăn sẽ chất chồng với nhau, ảnh hưởng đến đường tiêu hóa.
Nếu thức dậy sớm thì nên uống một cốc nước lọc ấm để kích hoạt lại hệ tiêu hóa cũng như thanh lọc cơ thể. Sau đó khoảng 20 đến 30 phút mới nên ăn sáng.
(Ảnh minh họa)
Ăn sáng quá muộn
Không chỉ khiến bạn mất cảm giác ngon miệng vì cơn đói đã đi qua mà còn khiến cho cơ thể không hấp thu được những dưỡng chất có trong thực phẩm, gây rối loạn đồng hồ sinh học trong cơ thể. Nên ăn sáng trước 9 giờ sáng.
Ăn vặt thay cho bữa sáng
Không nên dùng đồ ăn vặt như bánh biscuit, chocolate... thay cho đồ ăn sáng. Đồ ăn vặt sẽ khiến việc tiêu hóa của cơ thể bị ảnh hưởng bởi buổi sáng cơ thể luôn trong trạng thái thiếu nước còn đồ ăn vặt lại rất khô. Đồ ăn vặt chỉ cung cấp năng lượng tạm thời, trong một thời gian ngắn. Ăn sáng với các loại thực phẩm khô dễ dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng cũng như sự suy giảm về thể chất, tạo điều kiện cho các tác.
(Ảnh minh họa)
Ăn nhiều thịt
Nhiều người cho rằng, nếu bữa ăn sáng không ăn thịt sẽ dễ bị đói vì không cung cấp đủ calo. Nhưng theo các chuyên gia khuyên bạn không nên ăn nhiều thịt hay nhiều dầu vào bữa sáng. Bởi những loại thức ăn này chứa nhiều protein và chất béo nên không tốt cho dạ dày.
Ăn đồ ăn thừa từ hôm trước
Không ít người dùng ăn đồ ăn còn lại tối hôm trước cho bữa sáng để tiết kiệm, an toàn. Thực tế, đây là một quan niệm sai lầm. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thức ăn không giữ lại giá trị dinh dưỡng toàn vẹn sau thời gian dài lưu trữ, thậm chí thức ăn qua đêm có thể sản sinh ra chất độc và vi khuẩn gây hại cho sức khỏe.
(Ảnh minh họa)
Vừa đi vừa ăn
Nhiều người (đặc biệt là dân văn phòng) do buổi sáng không có thời gian nên tranh thủ vừa ăn vừa đi bộ hoặc ăn khi chờ xe buýt.... Đây là một thói quen không có lợi cho cơ quan tiêu hóa, nhất là tăng nguy cơ đau dạ dày.
Tường San (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)