Không uống trà khi đói bụng
Làm gián đoạn hệ thống chuyển hóa do sự mất cân bằng các chất có tính axit và kiềm trong dạ dày, điều này vô tình cản trở quá trình trao đổi chất thường xuyên gây ra nhiều phiền toái cho cơ thể. Caffein có trong trà có thể tăng năng lượng cho bạn, nhưng uống khi bụng đói sẽ gây ra các phản ứng như buồn nôn, chóng mặt, khó chịu, căng thẳng.
Khi bạn thức dậy vào buổi sáng, cơ thể bạn đã bị mất nước do giấc ngủ. Nếu như lúc này bạn uống trà có thể gây ra hiện tượng mất nước quá mức gây ra tình trạng chuột rút cơ.
Uống trà sau bữa ăn
Uống trà sau khi ăn sẽ khiến cho quá trình tiêu hóa bị ảnh hưởng, chức năng tiêu hóa bị chi phối. Lâu dài có thể dẫn đến những chứng bệnh liên quan đến đường tiêu hóa.
Trong nước trà có chứa một hàm lượng lớn tannin và các hợp chất có tính kiềm. Tổ hợp chất này có ảnh hưởng xấu tới hệ tiêu hoá của cơ thể vì sau khi đi vào dạ dày chúng có khả năng gây ức chế quá trình phân giải các chất dinh dưỡng có trong thức ăn, từ đó dễ dẫn tới đầy bụng, khó tiêu.
Dùng trà đặc sau bữa ăn trong thời gian dài khiến cơ thể bị thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết, thậm chí gây ra hiện tượng thiểu máu do thiếu sắt. Thiếu máu thiếu sắt dẫn đến các triệu chứng như da xanh tái, chóng mặt, run, mệt mỏi…
Đừng uống thuốc với trà
Đây là một trong những thói quen trà tồi tệ nhất mà có thể bạn mắc phải. Trong trà có nhiều dưỡng chất, đặc biệt là chất tannin khi kết hợp với các dược chất sẽ xảy ra phản ứng hóa học, làm cho thuốc kém hiệu quả và khó hấp thu. Lúc này cơ thể bạn sẽ không hấp thụ thuốc tốt, thuốc có thể phản ứng tiêu cực với trà và tác dụng của thuốc có thể biến mất.
Uống trà quá nhiều
Quá nhiều của một điều tốt vẫn có thể gây hại, đó là lý do tại sao bạn không nên uống trà quá nhiều. Theo các chuyên gia về sức khỏe, một người chỉ nên uống khoảng sáu tách trà mỗi ngày. Uống nhiều trà có thể dẫn đến kết quả là cơ thể không dung nạp cafein, ngoài ra còn có triệu chứng khó tiêu, bất lợi cho tiêu hóa.
Giang Nguyễn (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)