Ăn gì, uống gì và khi nào? Chuyện tưởng như đơn giản, nhưng thực tế, chúng ta thường thu nạp thức uống chứa nhiều calo hơn nhu cầu cơ thể, uống theo sở thích. Uống nước như thế nào để phát huy hiệu quả của thức uống đối với sức khoẻ là điều chúng ta nên chú ý.
Ảnh minh họa: internet
Khi nào nên uống nước lọc?
Nhức mỏi, đau đầu, hay đơn giản bạn đang bực bội. Kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí dinh dưỡng (The Journal of Nutrition) cho thấy, những người ít uống nước dễ cáu gắt, thiếu sự tập trung và hay đau đầu. Thông thường, trung bình phụ nữ cần 2,5 lít nước và đàn ông cần 3,5 lít nước mỗi ngày.
Giảm cân. Trong hội nghị của Hội Hoá học Mỹ, các nhà nghiên cứu chỉ ra: trong hơn 12 tuần, những người ăn kiêng uống nước trước bữa ăn hai lần mỗi ngày giảm được hơn 2kg so với những người ăn kiêng không uống nước. Do đó, nếu bạn muốn giảm cân, hãy uống hai ly nước trước mỗi bữa ăn.
Tập thể dục dưới 90 phút. Việc luyện tập thể dục sẽ làm cơ thể bạn tiết nhiều mồ hôi, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn dùng đến đồ uống tăng lực. Khi bị mất nhiều nước, cơ thể cần nước lọc để bôi trơn các khớp xương và nước còn có vai trò là "tấm đệm" cho các cơ bắp và các bộ phận trong cơ thể đồng thời là tác nhân cho nhiều quá trình chuyển hoá cần thiết khác cho cơ thể.
Khi nào nên uống trà?
Giảm lượng caffeine vào trong cơ thể. Trà đen là một trong những thức uống hữu hiệu đối với những người muốn giảm lượng caffeine vào trong cơ thể. Như vậy, thay vì uống một tách cà phê bạn có thể uống trà và vẫn tỉnh táo cho một ngày mới.
Bị các bệnh liên quan đến bao tử. Trong y học cổ truyền Trung Quốc, trà được cho là hỗ trợ tiêu hoá bằng cách giúp bao tử tiết ra những loại axit có lợi. Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, trà Ô Long hỗ trợ rất tốt cho hệ tiêu hoá nhờ vào tính năng giải độc. Ngoài ra, bạn cũng có thể cho thêm một ít gừng để làm dịu các cơn đau bao tử.
Khi nào nên uống nước ép trái cây?
Bị táo bón. Những loại nước ép trái cây đậm màu có hàm lượng vitamin C và khoáng chất rất cao, và là loại thức uống nhiều chất xơ. Bạn nên uống nước ép trái cây mỗi sáng để có thể cân bằng lượng chất dinh dưỡng của bữa ăn sáng. Nước ép trái cây có khả năng đẩy nhanh tiến trình chuyển hoá chất dinh dưỡng.
Bị nhiễm trùng đường tiết niệu. Nước ép nam việt quất chứa nhiều hợp chất có thể ngăn ngừa vi khuẩn trong bàng quang, giúp hạn chế nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Đây là kết quả nghiên cứu được công bố trong tạp chí khoa học thực phẩm và công nghệ sinh học.
Ăn nhiều thức ăn chứa chất mỡ. Uống một ly nước cam sẽ giúp trung hòa bữa ăn giàu mỡ màng của bạn. Nước cam có vai trò là chất chống ôxy hoá, chống viêm và ngăn chặn nguy cơ vỡ mạch máu.
Khi nào nên uống cà phê?
Lo lắng về bệnh tiểu đường. Trong cà phê có chứa crom và magiê, hai khoáng chất kích thích cơ thể sử dụng chất insulin-một loại hormone kiểm soát lượng đường trong máu, giúp ngăn chặn bệnh tiểu đường típ 2.
Buồn. Cà phê chứa caffeine, có lợi cho sức khoẻ phụ nữ. Một nghiên cứu chỉ ra rằng những phụ nữ uống cà phê mỗi ngày sẽ tránh được nguy cơ ung thư tử cung và hạn chế bị trầm cảm.
Khi nào nên uống sữa?
Giảm cân. Sữa rất tốt cho xương, đồng thời có thể đốt cháy lượng mỡ trong cơ thể. Các nhà khoa học khuyên bạn nên uống sữa mỗi ngày để giữ dáng và sức khoẻ.
Khi nào nên uống bia?
Tăng sức dẻo dai. Bia đen có chứa hàm lượng sắt cao và sắt là khoáng chất cần thiết cho việc chuyển hoá ôxy từ phổi đến các bộ phận còn lại của cơ thể. Nếu càng có nhiều ô xy, các cơ bắp chuyển hoá nhiều ôxy trong máu. Tuy nhiên, bia chỉ phát huy tác dụng khi được nạp vào cơ thể một lượng vừa phải.
Khi nào nên uống nước chanh?
Khi bạn cần tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Chanh chứa hàm lượng vitamin C cao, do đó nước chanh là loại thức uống lý tưởng đối với việc tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Theo Phunuonline.com.vn