Gan là cơ quan nội tạng lớn nhất trong cơ thể, đảm nhận nhiều chức năng quan trọng như tạo ra mật, đào thải độc tố và phân hủy chất béo trong ruột non ở quá trình tiêu hóa, hỗ trợ tạo ra một số loại protein cần thiết cho huyết tương, vận chuyển chất béo trong cơ thể, lưu trữ và giải phóng glucose khi cần thiết, dự trữ hàm lượng sắt của cơ thể, thay đổi amoniac có hại thành ure, làm sạch máu cùng các chất độc hại khác, hỗ trợ điều chỉnh quá trình đông máu của cơ thể, tạo ra các yếu tố miễn dịch và loại bỏ vi khuẩn có hại khỏi máu, từ đó tránh nhiễm trùng.
Gan được ví như một "người hùng thầm lặng" trong việc bảo vệ sức khỏe.
Gan được ví như một "người hùng thầm lặng" trong việc bảo vệ sức khỏe. Một khi gan bị tổn thương kéo dài có thể khiến việc tự phục hồi khó khăn hơn, lâu dần khiến chức năng gan bị suy giảm nghiêm trọng và dẫn tới suy gan.
Uống 3 loại trà này chả khác nào “hạ độc” cho gan gấp 10 lần thuốc lá và rượu
Trà vốn được biết đến như một loại đồ uống tốt cho sức khỏe, nhưng một số loại trà có thể khiến lá gan, thậm chí thận và hệ tiêu hóa bị tổn thương. Dưới đây là 3 loại trà có thể gây hại cho sức khỏe gấp 10 lần thuốc lá và rượu:
Trà đặc
Trà đặc cũng có hại cho gan và sức khỏe không kém gì hai loại trà kể trên. Caffeine và polyphenol trong trà đặc tạo ra một sự kết hợp mang tính "sát thủ" nếu uống trong thời gian dài và uống quá mức. Chúng gây gánh nặng cho gan và khiến gan bị quá tải do phải chuyển hóa một lượng lớn các chất trong trà.
Đặc biệt, đối với những người có sẵn các bệnh lý về gan hoặc suy giảm chức năng gan thì trà đặc càng khiến gan chịu áp lực nặng nề hơn, từ đó có thể dẫn tới tổn thương tế bào gan và chức năng gan khó phục hồi trở lại.
Ngoài gan, trà đặc còn khiến hệ tiết niệu tăng gánh nặng, theo thời gian thói quen này có thể ảnh hưởng xấu tới chức năng thận. Bạn có thể dễ dàng nhận thấy điều này khi uống trà đặc đó là tiểu nhiều hơn, nguy cơ mất nước cũng tăng lên.
Tiêu thụ caffeine quá mức cũng làm tăng nguy cơ rối loạn nhịp tim, tăng huyết áp, căng thẳng,... Nên người đang mắc các bệnh tim mạch như huyết áp cao và bệnh tim luôn được khuyến cáo không nên uống trà đặc quá nhiều, bởi dễ sinh ra những hậu quả bất lợi nghiêm trọng.
Hơn nữa, theophylline trong trà đặc có thể cản trở quá trình hấp thu canxi trong cơ thể và làm tăng đào thải canxi qua nước tiểu.
Trà để qua đêm
Nhiều người có thói quen pha trà từ đêm hôm trước để uống vào ngày hôm sau. Điều này nghe có vẻ thuận tiện nhưng thực tế lại tiềm ẩn một số mối nguy hiểm nghiêm trọng.
Trà để qua đêm thúc đẩy sự sản sinh và phát triển của vi khuẩn, có thể kể đến như E.coli và Salmonella - những vi khuẩn gây ra mối đe dọa tiềm tàng cho sức khỏe nói chung và lá gan nói riêng nếu thường xuyên uống.
Điều này xảy ra do độ pH của trà giảm dần khi để qua đêm và khiến trà bị ôi thiu, dần có tính axit - đây là môi trường thuận lợi để các vi sinh vật có hại phát triển. Khi chúng phát triển, các chất có lợi trong trà như polyphenol và vitamin trong trà cũng sẽ nhanh chóng bị oxy hóa và phân hủy.
Ngoài ra, trà để qua đêm dễ bị ố do trà, đặc biệt là trà đen và trà pha đặc. Những vết ố trà này sẽ bám chặt vào răng, tích tụ lâu ngày trên bề mặt răng gây vảng ăng, đổi màu răng, tăng nguy cơ sâu răng và các bệnh về răng miệng.
Do vậy, tốt nhất không nên uống trà để qua đêm.
Trà bị mốc
Trà bị mốc có thể do bảo quản không đúng cách khiến nấm mốc phát triển trên trà và sinh ra các độc tố như aflatoxin, ochratoxin... trên lá trà.
Những chất độc này có thể gây ra các triệu chứng ngộ độc như nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy,... và nghiêm trọng hơn là có thể tổn thương chức năng gan và chức năng thận. Đối với hệ tiêu hóa, trà nấm mốc có thể gây kích ứng đường tiêu hóa, thúc đẩy viêm nhiễm và dẫn tới các triệu chứng như đầy hơi, buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, ngộ độc, tăng tiết axit dạ dày do niêm mạc ruột và dạ dày bị kích ứng.
Ngoài ra, nấm mốc cũng phân hủy các chất dinh dưỡng có trong lá trà bao gồm polyphenol, catechin và các chất chống oxy hóa có lợi khác. Lúc này trà không còn giá trị dinh dưỡng nữa.
Mẹo: Bảo quản trà ở nơi khô ráo, thoáng mát và tránh tiếp xúc với độ ẩm cũng như nhiệt độ cao. Bảo quản lá trà khô trong lọ hoặc túi kín chân không khi chưa dùng tới cũng là một gợi ý giúp trà không bị hư hỏng do ẩm ướt.
Lưu ý là bạn cũng nên thường xuyên kiểm tra hình thức và mùi vị của trà. Nếu trà có các đốm màu xanh, trắng; mùi hôi hoặc có dấu hiệu hư hỏng, hãy vứt bỏ ngay lập tức và tránh tiêu thụ.
5 mẹo uống trà tốt cho sức khỏe, tránh các tác dụng phụ
Chuyên gia dinh dưỡng Leema Mahajan, nhà tư vấn dinh dưỡng nổi tiếng người Ấn Độ, trong một bài đăng trên Instagram, đã chia sẻ 5 mẹo uống trà tốt nhất cho sức khỏe như sau:
Uống tối đa 2 tách mỗi ngày
Chuyên gia Leema Mahajan khuyên nên giới hạn ở mức hai tách mỗi ngày để tạo ra sự cân bằng, cho phép bạn tận hưởng những lợi ích, theo tờ Health Shots.
Uống cách xa bữa ăn
Uống trà ngay trước hoặc sau bữa ăn có thể cản trở quá trình tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng. Tốt nhất nên uống cách bữa ăn ít nhất 30 phút. Cách này cho phép cơ thể bạn hấp thụ các chất dinh dưỡng từ thức ăn một cách hiệu quả.
Uống trà đúng cách rất tốt cho sức khỏe.
Tránh uống trà sát giờ ngủ
Trà có thể cản trở giấc ngủ và quá trình tiêu hóa nếu uống quá gần giờ ngủ. Để đảm bảo có một đêm ngon giấc, tránh uống trà trong vòng vài giờ trước khi đi ngủ.
Không uống trà khi bụng đói
Uống trà khi bụng đói có thể làm tăng nồng độ axit trong hệ thống tiêu hóa, có khả năng dẫn đến khó chịu về tiêu hóa. Nên uống trà sau khi ăn nhẹ chút gì lành mạnh để ngăn chặn tác dụng phụ đối với dạ dày.
Uống nước trước và sau khi uống trà 30 phút
Giữ nước rất quan trọng đối với sức khỏe tổng thể. Chuyên gia Leema Mahajan gợi ý: Để giảm tác dụng phụ của trà, hãy uống một cốc nước khoảng 30 phút trước và sau khi uống trà. Cách này giúp duy trì mức độ hydrat hóa thích hợp và hỗ trợ tiêu hóa.
Hoàng Khuông (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)