Không được phép "trộm cắp vặt"
Trên thực tế, nhiều khi cha mẹ cũng sẽ nhận thấy vấn đề này, nhưng làm sao có thể dạy dỗ trẻ tránh xa với thói quen trộm cắp vặt? Đối với trẻ nhỏ, chúng chưa có khả năng nhận thức khi có các hành vi "phạm tội", thường là do tò mò và ý chí muốn khám phá.
Tâm hồn đứa trẻ thật sự rất trong sáng, hồn nhiên, tuy nhiên khi gần 5, 6 tuổi, chúng sẽ tò mò về những gì cha mẹ đang làm, thậm chí đến cả những thứ cha mẹ sử dụng, trẻ sẽ tò mò, lấy trộm đồ vật đó để sử dụng như phấn son, đồ dùng cá nhân...
Khi gặp trường hợp như vậy, cha mẹ thay vì la mắng, gây áp lực cho trẻ thì có thể khuyến khích trẻ thoải mái sử dụng, trải nghiệm những thứ chúng thích, miễn là phải xin phép cha mẹ, đừng bao giờ làm một cách lén lút.
Không để trẻ có suy nghĩ thiếu tôn trọng người khác
(Ảnh minh họa)
Sở dĩ nói đến trẻ con không nên có tư tưởng không tôn trọng mọi người, bởi trong bất kỳ hoàn cảnh nào trong cuộc sống, ghét bỏ một ai đó cũng là sai lầm và chỉ khiến bản thân trở nên bực bội, khó chịu.
Khi con có hành vi thiếu tôn trọng người lớn, bạn cần tìm hiểu nguyên nhân, giải thích sai lầm cho con hoặc áp dụng kỷ luật tích cực thay cho đòn roi. Để dạy trẻ tôn trọng người khác, trước tiên bạn cần giữ bình tĩnh, kiểm soát tình hình. Đây cũng là hành động thể hiện bạn đang tôn trọng con. Sau đó, hãy cân nhắc hành vi của con là cố tình hay vô ý và từ đó đưa ra lời bảo ban cụ thể.
Phụ huynh hãy hướng dẫn con tôn trọng người khác bằng cách làm gương. Đầu tiên, bạn nên tôn trọng trẻ, không phải bằng cách xưng hô trang trọng hay cúi chào. Bạn chỉ cần đối xử với con như cách đối xử với những người trưởng thành khác.
Chẳng hạn, hãy tôn trọng sở thích của con. Tôi từng biết một người cha la mắng con vì bỏ phần kem, chỉ ăn cốt bánh và cho rằng đấy là cách ăn bánh không đúng cách. Một số phụ huynh muốn kiểm soát hoàn toàn hành vi của con mình. Nhưng nếu bạn muốn con tôn trọng bạn, sau đó là mọi người xung quanh, hãy bắt đầu bằng việc tôn trọng lựa chọn của chúng.
Trẻ em không được phép nói dối
(Ảnh minh họa)
Nói dối hình thành từ khi còn nhỏ, nếu không được sửa chữa thì sẽ trở thành thói quen khi trẻ lớn lên. Vì vậy, chúng ta nên dạy trẻ phẩm chất trung thực từ khi còn bé, đặc biệt trong giai đoạn trước 6 tuổi.
Không đứa trẻ nào là hoàn hảo ngay từ lúc sinh ra cả, ai cũng cần được cha mẹ chăm sóc, hướng dẫn, dạy dỗ để trưởng thành hơn. Tất nhiên trẻ không thể tránh khỏi sai lầm trong cuộc sống và sẽ ít nhiều nói dối trong giai đoạn phát triển của mình.
Khi con nói dối, cha mẹ không nên xử phạt này nọ. Thay vì quát mắng, cha mẹ hãy tỏ ý buồn, bị tổn thương, con sẽ cảm nhận được điều đó và con sẽ tự thấy ân hận vì đã làm cho bố mẹ buồn. Một câu nói: "Con nói dối làm bố rất buồn" sẽ có tác dụng tốt hơn hẳn là câu quát "Tại sao con lại nói dối như vậy".
Nếu bé đang nói dối nhiều, hãy bình tĩnh nói chuyện với bé về vấn đề này, Cố gắng sắp xếp thời gian để nói chuyện với bé, và hãy để trẻ biết rằng bạn cảm thấy như thế nào khi bé nói dối, nói dối sẽ ảnh hưởng như thế nào đến mối quan hệ giữa trẻ và bạn, và nói dối có thể làm cho gia đình và bạn bè không tin tưởng trẻ nữa.
Hãy nói với bé rằng bạn sẽ nhận ra khi trẻ nói dối. Trẻ cần biết tầm quan trọng của sự trung thực. Nhưng đừng hỏi nhiều lần khi trẻ đang nói sự thật.
Hạ Tú (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)