Theo phân tích khoa học, quả lê chứa protein, lipid, cenlulose, canxi, phốt pho, sắt, caroten, vitamin B1, B2, C, đường gluco, axít acetic… đều có tác dụng phòng chống ung thư nhất định.
Việc ăn lê thường xuyên có tác dụng tốt trong điều trị bệnh cao huyết áp, tim mạch (dẫn tới váng đầu hoa mắt, tim đập loạn nhịp, ù tai), lao phổi, viêm phế quản cấp tính. Hàm lượng vitamin, đường khá phong phú trong quả lê có tác dụng bảo vệ gan, dưỡng gan và lợi tiêu hóa khá tốt.
Ăn lê để cơ thể khỏe hơn mỗi ngày
Giảm nguy cơ mắc bệnh ruột kết
Trái lê chứa một hàm lượng không nhỏ vitamin C - chất chống oxy hóa mạnh giúp cơ thể chiến đấu chống lại các bệnh ung thư. Đặc biệt, hàm lượng chất xơ trong lê còn có tác dụng làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư ruột kết.
Tăng cường hệ thống miễn dịch
Chất flavonoid có trong lê là một chất ôxi hóa có thể giúp tăng cường hệ thống miễn dịch. Nếu bạn cảm thấy có triệu chứng của bệnh cảm cúm, hãy thử ăn một quả lê hoặc uống nước lê. Điều này sẽ rất giúp ích cho bạn.
Tăng cường năng lượng
Ăn một quả lê có thể là một lựa chọn thông minh khi cơ thể có dấu hiệu mệt mỏi hay suy nhược bởi chúng giúp hấp thụ glucose và chuyển hóa thành năng lượng để cơ thể hoạt động.
Giảm nguy cơ bị đột quỵ
Tác dụng của chất xơ là hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động bình thường. Ngoài ra lê có khả năng làm sạch thận và đường ruột. Những người bị táo bón lâu ngày nên ăn nhiều lê.
Một cuộc nghiên cứu được đăng trên Tạp chí của Hiệp hội tim mạch Mỹ cho thấy, nếu tăng cường thêm 7g chất xơ vào khẩu phần ăn hàng ngày, nguy cơ phải đối mặt với cơn đột quỵ đầu tiên trong cuộc đời của bạn sẽ giảm khoảng 7%. Một quả lê to sẽ cung cấp khoảng từ 8g – 10g chất xơ.
Giúp giảm cân
Khoa học đã chứng minh, một quả lê trung bình chỉ cung cấp khoảng 100 calories, khá ít so với các loại trái cây có vị ngọt khác. Ngoài ra, lê còn có nguồn vitamin C dồi dào, rất tốt cho cơ thể của phụ nữ, nhất là làn da.
Nhưng tác dụng giảm cân chính của trái lê là nằm ở lượng chất xơ của nó. Một quả lê trung bình có 5g chất xơ, bằng 1/4 lượng chất xơ cơ thể cần có trong một ngày.
Chất xơ trong trái lê có tính xốp sẽ nhanh chóng làm đầy bao tử và cảm giác no sẽ giúp hạn chế ý muốn ăn thêm các loại thực phẩm khác.
Ngoài ra, ăn lê giúp ta làm sạch khí quản, dự trữ canxi, làm mềm huyết quản thúc đẩy máu vận chuyển canxi tới xương.
Tác dụng của vỏ lê và lá lê
Vỏ lê có tính hàn vị chua, có tác dụng mát tim phổi, trừ hoả tiêu đờm. Vỏ lê nghiền nát có thể điều trị vết loét sưng và vết thương bên ngoài da. Vỏ lê tươi sắc nước uống nhiều lần có thể thanh độc tiêu viêm.
Những người hút thuốc nhiều, phổi bị tổn thương nên ăn nhiều loại quả này, và nên nhớ rằng ăn cả vỏ. Bởi vỏ lê chứa nhiều chất kháng khuẩn ở phổi, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, hỗ trợ hệ tim mạch khỏe mạnh. Ngoài ra, dân gian ta thường nấu vỏ lê với đường đỏ để trị ho, cảm cúm và giải rượu hiệu quả.
Lá cây lê nếu phơi khô pha thành trà uống cũng có thể trị bệnh viêm niệu đạo, viêm bàng quang hoặc kết sỏi viêm niệu đạo.
Lưu ý: Do lê có tính hàn nên người bị bệnh đau lạnh bụng, đi lỏng không nên dùng; không ăn lê bị dập nát để tránh mắc bệnh đường ruột.
Baodatviet.vn