Ngày nay, nhịp sống ngày càng nhanh, bận rộn. Nhiều người phải đối mặt với áp lực công việc cao, khi về đến nhà, họ lại thường gắn chặt với chiếc điện thoại để xem video hoặc chơi game. Bằng cách này, họ có thể giảm căng thẳng và mệt mỏi về thể chất, tuy nhiên thói quen này lại khiến họ hình thành thói quen thức khuya.
Thức khuya có hại cho cơ thể
Thức khuya sẽ dẫn đến suy giảm khả năng miễn dịch và sức đề kháng của cơ thể, dễ mắc các bệnh như cảm lạnh thông thường, nhiễm trùng đường tiêu hóa.
Bệnh nhân sẽ bị nhiễm virus như nhiễm herpes zoster thông thường, khi sức đề kháng của cơ thể kém sẽ bị nhiễm herpes zoster. Do đó, thức khuya lâu trước tiên sẽ gây khó chịu cho cơ thể và giảm khả năng miễn dịch.
Thức khuya trong thời gian dài sẽ khiến người bệnh bị thay đổi cảm xúc, dẫn đến rối loạn đồng hồ sinh học, làm rối loạn nhịp sinh học bình thường dẫn đến ngủ không đủ giấc.
Ngủ không ngon giấc lâu ngày dẫn đến rối loạn dinh dưỡng da, rối loạn nội tiết, dễ mắc các bệnh mãn tính. Thức khuya lâu ngày dẫn tới rối loạn hoặc tăng tiết adrenalin, dẫn đến tăng khả năng mắc bệnh tăng huyết áp và đái tháo đường.
Thức khuya là mấy giờ? Bác sĩ: "Không phải 11 giờ, không phải 12 giờ, nhiều người nhầm"
Theo nhận thức của mọi người, đi ngủ lúc 11 giờ đêm là đã thức khuya. Tuy nhiên, trong nhịp sống hối hả ngày nay, việc đánh giá thức khuya không thể chỉ đơn giản là xác định thời gian.
Ngày nay, công nghệ y học ngày càng phát triển, các thí nghiệm y học không ngừng được thực hiện. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng chừng nào chu kỳ giấc ngủ không đều đặn thì được gọi là thức khuya.
Ví dụ, một người đi ngủ lúc 12 giờ hàng ngày và thức dậy lúc 8 giờ sáng. Kiểu ngủ thường xuyên này không được gọi là thức khuya.
Nói chung, người lớn ngủ đúng giờ từ 7-9 tiếng mỗi ngày là phù hợp. Có lẽ với những người già sau 60 tuổi, thời gian ngủ sẽ tương đối rút ngắn, chỉ còn khoảng 6 tiếng. Đối với trẻ em, thời gian ngủ tương đối dài.
Thức khuya một hoặc hai lần không có hại cho cơ thể. Thức khuya trong thời gian dài có thể dẫn đến suy giảm trí nhớ của não bộ, tổn thương gan, rối loạn tiêu hóa và mạch máu dễ vỡ hơn.
Thường xuyên thức khuya có thể gây ra nhiều bệnh khác nhau cho cơ thể, vì vậy việc duy trì một giấc ngủ ngon là điều vô cùng quan trọng.
Làm thế nào để khiến bạn nhanh chóng chìm vào giấc ngủ?
Nuôi dưỡng thói quen ngủ tốt, tuân thủ làm việc và nghỉ ngơi điều độ, để bản thân khỏe mạnh hơn.
Tạo môi trường ngủ tốt và cải thiện sự thoải mái của môi trường. Lời khuyên cho bạn là nên nghe nhạc nhẹ trước khi đi ngủ sẽ giúp bạn nhanh chóng chìm vào giấc ngủ. Việc lựa chọn âm nhạc rất quan trọng, hãy chú ý nhẹ nhàng, đừng nghe những bài buồn bã sẽ kích thích não bộ khiến bạn không thể ngủ được.
Bạn có thể tăng cường tập thể dục mỗi ngày, kiểm soát thời gian ngủ trưa. Tập thể dục có thể đẩy nhanh quá trình lưu thông máu trong cơ thể, chú ý vận động nhiều hơn, phải vừa sức, nhất là trước khi đi ngủ, không nên tập gắng sức, sẽ làm cơ thể hưng phấn hơn và khó đi vào trạng thái ngủ.
Chú ý đến chế độ ăn uống của bạn, tránh ăn quá no vào bữa tối, và tránh đồ uống có chứa cafein và trà mạnh. Bạn có thể uống một ly sữa nóng và ngâm chân vào nước nóng, có thể giúp bạn dễ ngủ.
Nguyễn Giang (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)