Tổ chức Y tế Thế giới đã khuyến nghị 6 loại thực phẩm tốt nhất cho người dân và đưa ra các khuyến nghị liên quan, bao gồm kiểm soát lượng chất béo bão hòa hấp thụ, thay thế bằng chất béo không bão hòa, ăn nhiều rau, trái cây, đậu, ngũ cốc nguyên hạt,…
Đặc biệt có 3 loại thịt tốt nhất được Tổ chức Y tế thế giới khuyên mọi người sử dụng bao gồm: thịt vịt, thịt gà, thịt ngỗng. Vậy trong ba loại thịt này, loại nào có giá trị dinh dưỡng cao nhất?
Ba loại thịt này là loại thịt phổ biến nhất và mức độ dinh dưỡng của ba loại thịt cao như nhau.
Thịt gà chứa nhiều kali và sắt, là vị thuốc bổ rất tốt, thích hợp cho người chức năng tim kém. Đặc biệt đối với những người có nhu cầu giảm cân, giảm béo và các bệnh mãn tính, ăn thịt gà bỏ da mỗi ngày còn có thể cung cấp cho cơ thể lượng protein chất lượng cao dồi dào, có lợi cho quá trình tổng hợp cơ bắp và ngăn ngừa tình trạng mất cơ, nhưng không nên vượt quá 75g mỗi ngày.
Hàm lượng protein trong 100g thịt vịt cao tới 15,5g, ngoài ra nó còn rất giàu vitamin A, vitamin E, vitamin nhóm B, canxi, kali, magie, sắt và các chất dinh dưỡng khác. So với thịt lợn, thịt vịt có hàm lượng calo thấp hơn và đa dạng các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể con người, là lựa chọn hoàn hảo cho bữa ăn trong gia đình.
Thịt vịt chứa rất nhiều vitamin và selen. Selen là chất chống oxy hóa quan trọng có thể giúp ngăn ngừa tổn thương tế bào và chống viêm, ăn thịt vịt có thể cải thiện hiệu quả khả năng miễn dịch của cơ thể chúng ta và góp phần vào sức khỏe của cơ thể chúng ta.
Cuối cùng là thịt ngỗng. Thịt ngỗng không chỉ thơm ngon mà còn giàu chất đạm chất lượng cao và lượng axit béo không no vừa phải, cơ thể dễ hấp thụ. Cấu trúc hóa học của nó cũng gần với "dầu ô liu", và tiêu thụ vừa phải sẽ tốt cho sức khỏe tim mạch.
Ai không nên ăn thịt gà, vịt, ngỗng?
Mặc dù ba loại thịt này có hàm lượng dinh dưỡng cao và mang lại lợi ích lớn cho cơ thể con người nhưng một số người sau khi ăn có thể gặp phải “tác dụng ngược”.
Mặc dù thịt gà chứa nhiều sắt và kali nhưng hàm lượng protein trong thịt gà lại rất cao nên không thích hợp cho người bị nhiễm độc niệu. Ngoài ra thịt gà không thích hợp cho người béo phì ăn, vì hàm lượng chất béo cao.
Thịt vịt là loại thực phẩm có tính mát, không thích hợp cho người bị bệnh dạ dày. Hơn nữa, nước luộc vịt có nhiều chất béo và purin nên không tốt cho bệnh nhân gút và tăng acid uric máu.
Giá trị dinh dưỡng của thịt ngỗng rất cao nhưng nếu bạn mắc các bệnh mãn tính như cao huyết áp, mỡ máu thì không nên ăn thịt ngỗng. Đối với những người mắc 2 bệnh trên nếu thường xuyên ăn thịt ngỗng không chỉ làm tăng huyết áp, mỡ máu mà còn khiến bệnh nặng hơn.
Ngoại trừ người huyết áp cao, mỡ máu cao, thịt ngỗng không thích hợp với người tỳ vị dương hư. Nếu người tỳ vị dương hư ăn thịt ngỗng thường xuyên bệnh sẽ tái phát.
Dương Huyền (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)