Cách làm:
Nguyên liệu cần dùng cho 1 lần đắp
– 100 gam lá thiên lý, nên chọn lá bánh tẻ
– 50g muối ăn
Cách làm:
Dùng chày giả nát lá thiên lý, hoặc cho vào cối xay, cho thêm nửa cốc nước. Sau đó lọc lấy nước. Dùng thuốc tím rửa sạch phần búi trĩ. Lấy miếng gạc thấm vào phần nước lá thiên lý, đắp vào phần trĩ, dùng băng dính dán chặt lại.
Mỗi ngày làm 2 lần, làm khoảng từ 3-4 ngày sẽ khỏi ngày, trĩ sẽ lặn mất tăm.
Theo đông y thì trong hoa thiên lý như chất xơ là 3%, chất đạm 2,8%, và gồm chất bột đường, các vitamine như C, B1, B2, PP và tiền vitamine A (carotene), cùng các khoáng chất cần cho cơ thể như calcium, phosphor, sắt, đặc biệt là kẽm (Zn) chứa hàm lượng khá cao, vì vậy cây thiên lý cả lá non, ngọn và hoa đều là thực phẩm quý có tác dụng bổ dưỡng giúp trẻ chóng lớn, lại giúp người già giảm được chứng phì tuyến tiền liệt, làm tăng cường sức đề kháng cho người sử dụng.
Với những tính năng và công dụng tuyệt vời của từng bộ phận, hoa thiên lý còn có thể chữa trị được những chứng bệnh sau:
1. Phòng rôm sảy ngày hè: Hằng ngày nấu canh hoa thiên lý ăn. Với trẻ có thể nghiền lá và hoa thiên lý ra nấu lẫn với bột khi cho ăn dặm.
2. Trị giun kim: Lấy lá thiên lý non nấu canh cho trẻ ăn liền từ 7 – 10 ngày sẽ hiệu quả.
3. Chữa lòi dom, dạ con: Lấy 1 nắm lá thiên lý rửa sạch, giã nát cho vào 5% muối ăn, vắt lấy nước cốt tẩm vào bông rịt vào hậu môn, hay âm hộ ngày thay 1 – 2 lần, sử dụng liền 5 – 7 ngày sẽ có tác dụng co dần phần dom hay dạ con lòi ra.
4. Làm giảm đau mình mẩy, nhức xương cốt: Hằng ngày lấy hoa thiên lý xào với thịt bò hoặc chấm với muối vừng ăn sẽ tác dụng.
5. Làm thư giãn sau các buổi làm việc căng thẳng, người khoan khoái, ngủ dễ ngon giấc, đỡ mệt mỏi, giảm tiểu đêm: Hằng ngày lấy hoa thiên lý nấu canh ăn.
6. Chữa đinh nhọt: Lấy lá cây thiên lý 30 – 50g giã nhỏ đắp vào chỗ mụn nhọt, ngày thay 1 lần, vài 3 ngày sẽ khỏi.
7. Chữa đái buốt, đái ra máu, đái dắt, cặn trắng: Lấy rễ cây thiên lý từ 10 – 20g, sắc lấy nước uống 2 – 3 lần trong ngày
VD (Theo Giadinhvietnam.com)