Cây sam thân mập, mọng nước, mầu đỏ tím nhạt. Lá mọc so le, dày, mép có viền đỏ, hoa mầu vàng. Rau sam thích nghi ở những nơi ẩm mát như: vườn nhà, bờ ruộng, bờ kênh mương, ven đường hoặc mọc xen kẽ trong những luống hoa, ruộng khoai lang, lạc…
Người ta tìm thấy trong rau sam có nhiều vitamin A, vitamin C, canxi, sắt, acid folic và cholin. Có lẽ vì có nhiều sắt nên thân cây có màu đỏ tía hoặc đỏ thẫm. Trong rau sam không có cholesterol, không có chất béo.
100g rau sam có chừng 93g nước nên xứng đáng là loại rau thải độc.
Vì thế là loại rau thanh đạm rất lý tưởng.
Vì thế là loại rau thanh đạm rất lý tưởng. 100g rau sam có chừng 93g nước nên xứng đáng là loại rau thải độc. Trong rau sam có chứa các chất vi lượng quý như đồng, magie, mangan, kẽm nên có hoạt tính chống các khối u, hữu ích cho người bị các bệnh lý mãn tính, tiếp xúc nhiều với phóng xạ.
Rau sam có chứa các chất hoạt hóa thần kinh như DOPA, dopamin nên có ích cho trí nhớ. Rau sam có khả năng thải trừ bisphenol A, một chất độc, nên giúp cơ thể thanh lọc hiệu quả.
Trong Y học cổ truyền, rau sam có vị chua, tính hàn, không có độc, có kháng sinh tự nhiên, có khả năng giải độc, tiêu thũng. Vì rau sam có vị chua, nên rất tốt cho kích thích tiêu hóa. Vì rau sam có tính hàn nên có khả năng thanh nhiệt trị các chứng nóng trong, nóng ngoài của mùa hè.
Vì có kháng sinh tự nhiên nên có khả năng sát trùng, chữa trị mẩn ngứa ngoài da, viêm nhiễm đường tiết niệu, các chứng lỵ, giun sán đường ruột. Vì rau sam có khả năng tiêu thũng nên có tác dụng điều trị các chứng mụn nhọt mẩn ngứa sưng đau ngoài da, các chứng đầy bụng, trướng bụng.
Trị giun
Lấy 50g rau sam tươi, rửa sạch, giã nát vắt lấy nước. Dùng ngày nào thì đi hái rau sam ngày đó. Nếu bạn hái rau sam để sẵn trong tủ lạnh, hoạt chất sẽ bị giảm và ít có giá trị với giun. Hãy uống nước ép rau sam vào buổi tối trước khi đi ngủ hoặc uống vào buổi sáng, lúc chưa ăn gì, sau 4 giờ mới được ăn nhẹ. Uống liền trong 3 - 4 ngày bạn sẽ thấy giun ra ngoài theo phân. Phương cách này hữu hiệu với giun kim và giun đũa.
Trị kiết lỵ
Lấy rau sam 100g, cỏ sữa 100g. Hai loại này rửa sạch, đem đun lẫn với 400ml nước. Khi nào cạn còn chừng 100ml thì gạn nước ra để uống, chia uống 2 lần trong ngày. Nếu có thêm đi ngoài ra máu thì thêm cỏ nhọ nồi 20g đun lẫn.
Trong trường hợp thấy khó uống có thể ép rau sam lấy nước với lượng rau sam như trên. Hòa lượng nước cốt này của rau sam hòa với 100nl nước, đun sôi, sau đó cho thêm 1 thìa mật, chừng 10g, hòa vào nước rau sam đã đun chín cho dễ uống.
Trong phương cách này, rau sam có tính kháng sinh với các vi khuẩn đường ruột rất tốt. Người ta thấy, đặc tính kháng sinh của rau sam rất công hiệu với các vi khuẩn đường ruột, ngoài da và một số vi khuẩn gây bệnh ở phổi. Các vi khuẩn nhạy cảm bao gồm vi khuẩn E.coli, trực khuẩn lỵ, vi khuẩn thương hàn. Do đó, rau sam thường xuyên được sử dụng để chữa bệnh đường ruột.
Phòng ngừa bệnh tim mạch
Hàm lượng kali và acid omega-3 trong rau sam tương đối cao, giúp điều hòa cholesterol trong máu, làm tăng sức bền của thành mạch, giúp huyết áp ổn định.
Cách chế biến:
Sử dụng nước rau sam (đã đun sôi) để uống trong vòng 1 tuần.
Nấu canh rau sam, xào rau sam với thịt nạc ăn với cơm cũng rất tốt (canh rau sam có vị chua, mát rất bổ dưỡng).
Những lưu ý khi sử dụng rau sam
Thần dược rau sam trị: Kiết lỵ, giun và phòng ngừa tim mạch.
+ Không nấu, đun rau sam quá kỹ.
+ Không sử dụng rau sam cho phụ nữ mang thai.
+ Với những bệnh nhân có thể tạng hư hàn, hay đi tiêu lỏng, khi sử dụng rau sam cần phối hợp với những vị thuốc cay, ấm để không làm trệ tỳ.
+ Ngoài ra do hàm lượng nitrate và oxalate có trong rau sam nên cần thận trọng khi dùng với người có tiền sử về sạn thận…
Theo Khỏe & Đẹp