"Drama" có nguồn gốc từ Hy Lạp cổ đại, ban đầu dùng để chỉ những hành động hoặc sự kiện có tính kích thích. Ngày nay, giới trẻ sử dụng từ này để nói về những câu chuyện gây tranh cãi, bóc trần các vụ bê bối có ảnh hưởng đến cộng đồng và xã hội, thu hút sự quan tâm lớn.
Trên các nền tảng mạng xã hội Việt Nam, những phát ngôn gây sốc, hành động trái đạo đức hay các drama tình ái thường xuyên trở thành tâm điểm tranh luận. Hàng trăm hội nhóm với hàng triệu người theo dõi liên tục chia sẻ, bàn luận về những nội dung này.
Theo nhà tham vấn tâm lý Giang Kate (Nguyễn Hương Giang), drama tình ái không chỉ đơn thuần là tin tức giải trí mà còn có thể tác động sâu sắc đến tâm lý, niềm tin và cách nhìn nhận các mối quan hệ của người theo dõi.
Nhóm ủng hộ người bị phản bội
Thói quen hóng 'drama tình ái' lại gây hại cho sức khỏe như thế nào? (Ảnh minh hoạ)
Lý do theo dõi: Họ đồng cảm với nạn nhân vì từng trải qua tổn thương tương tự.
Tâm lý bên trong: Có thể mang theo những tổn thương trong quá khứ hoặc nỗi sợ bị phản bội, khiến họ dễ đồng nhất bản thân với nhân vật trong drama và phản ứng mạnh mẽ.
Tác động tích cực: Giúp họ nhận diện và xử lý tổn thương, đồng thời góp phần nâng cao nhận thức xã hội về lòng trung thực và sự chung thủy.
Tác động tiêu cực: Nếu kẻ phản bội không bị trừng phạt, họ có thể mất niềm tin vào tình yêu và công bằng trong xã hội.
Nhóm bênh vực người phản bội
Lý do theo dõi: Tin vào quyền tự do cá nhân hoặc có góc nhìn linh hoạt về tình yêu.
Tâm lý bên trong: Có thể từng trải qua hoặc chứng kiến tình huống tương tự, nên muốn lý giải hoặc biện hộ để giảm cảm giác tội lỗi.
Tác động tích cực: Giúp mở rộng góc nhìn về tình yêu, khuyến khích đối thoại và thấu hiểu giữa các bên.
Tác động tiêu cực: Có thể dẫn đến việc hợp lý hóa hành vi phản bội, làm suy yếu giá trị trung thực trong mối quan hệ.
Nhóm hoài nghi nhưng vẫn theo dõi
(Ảnh minh hoạ)
Lý do theo dõi: Muốn xác minh sự thật, tránh bị thao túng bởi thông tin sai lệch.
Tâm lý bên trong: Có thể từng bị vu oan hoặc chứng kiến người khác rơi vào hoàn cảnh đó, nên muốn kiểm chứng trước khi tin tưởng.
Tác động tích cực: Duy trì tư duy phản biện, không bị cuốn theo luồng thông tin một chiều.
Tác động tiêu cực: Dễ sa vào việc truy tìm bằng chứng, lãng phí quá nhiều thời gian vào drama mà không mang lại giá trị thực tế.
Nhóm xem drama để giải trí
Lý do theo dõi: Cảm thấy drama hấp dẫn như một bộ phim thực tế.
Tâm lý bên trong: Muốn tìm kiếm sự kịch tính để thoát khỏi cuộc sống đơn điệu, nhưng có nguy cơ mất kết nối với thực tế.
Tác động tích cực: Giải trí ngắn hạn, giúp tạm quên căng thẳng cá nhân.
Tác động tiêu cực: Nếu quá lạm dụng, có thể "nghiện drama", mất niềm tin vào tình yêu và trở nên bi quan về các mối quan hệ.
Tiếp xúc drama quá mức có thể tác động tiêu cực đến tâm lý, làm thay đổi cách nhìn nhận cuộc sống và khiến người theo dõi rơi vào trạng thái căng thẳng không lành mạnh. Vì vậy, cần có thái độ tỉnh táo, chọn lọc thông tin và không để drama ảnh hưởng tiêu cực đến niềm tin vào tình yêu cũng như thế giới xung quanh.
T.Hà (TH) (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)