Sau khi đến bệnh viện khám, bác sĩ đề nghị làm xét nghiệm và kết quả khiến gia đình ông Triệu vô cùng sửng sốt: ông mắc bệnh giang mai, đã chuyển sang giai đoạn hai. Ai cũng thắc mắc rằng ông Triệu đã nhiều năm không sinh hoạt vợ chồng, sao có thể mắc bệnh giang mai?
Hóa ra mấy năm gần đây ông Triệu thường đến điều trị vấn đề răng miệng ở phòng khám nha khoa thôn, điều kiện vệ sinh của phòng khám tương đối kém, trong quá trình điều trị thường bị chảy máu, dụng cụ không được khử trùng sạch thì rất có thể gây nhiễm trùng và đây chính là nguyên nhân gây ra căn bệnh dù không quan hệ tình dục nhiều năm.
Mặc dù giang mai là bệnh hoa liễu phổ biến nhưng hầu hết bệnh nhân đều bị lây nhiễm qua đường tình dục. Nhưng con đường lây truyền của nó không chỉ có vậy mà còn có thể lây truyền từ mẹ sang con, lây truyền qua đường máu. Ngoài ra, nhiều hoạt động trong cuộc sống có thể bị lây nhiễm giang mai khám chữa răng miệng, xỏ khuyên, xăm mình… nếu các thiết bị không được khử trùng, nó có thể gây ra sự lây lan của căn bệnh đáng sợ này.
Vì sao tỷ lệ lây nhiễm giang mai ở người cao tuổi ngày càng tăng?
Có một mối liên hệ mật thiết giữa căn bệnh này của người cao tuổi và bệnh giang mai, nhiều người cao tuổi vẫn còn nhu cầu tình dục. Phần lớn mọi người có thể duy trì “nhu cầu” đến 70 tuổi và một số người thậm chí duy trì ở tuổi 80, 90. Tuy nhiên, việc tâm lý chủ quan, thiếu kiến thức về an toàn đời sống tình dục nên khả năng lây nhiễm bệnh giang mai cao.
Triệu chứng của bệnh giang mai:
- Các vết loét nhỏ hoặc không đau, thường xuất hiện trên dương vật, âm đạo hoặc xung quanh hậu môn, nhưng có thể ở những vị trí khác như miệng.
- Phát ban đỏ nổi mẩn, thường ảnh hưởng đến lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân.
- Phát triển mụn (tương tự như mụn cóc sinh dục) trên âm hộ ở phụ nữ hoặc xung quanh hậu môn ở cả nam và nữ.
- Các mảng trắng trong miệng
- Mệt mỏi, nhức đầu, đau khớp, nhiệt độ cao (sốt) và các tuyến bị sưng ở cổ, háng hoặc nách.
Hạ Tú (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)