Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng có quá nhiều chất béo quanh vòng eo, cộng với thói quen lười vận động thể chất có thể có liên quan trực tiếp đến nguy cơ phát triển bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD).
Một nhóm chuyên gia người Đức và Mỹ đã xem xét các mối quan hệ giữa vòng eo, hông, chỉ số khối cơ (BMI), mức độ tập thể dục với các trường hợp mắc COPD. Họ đánh giá các mối liên kết trong hơn 113.000 nam giới và phụ nữ ở Mỹ ở độ tuổi từ 50-70, những người không bị COPD, ung thư hoặc bệnh tim vào đầu kì nghiên cứu là năm 1995.
Trong 10 năm nghiên cứu, bệnh COPD xuất hiện ở 3648 người tham gia. Những người béo bụng, có vòng eo lớn hơn - đo 110cm trở lên ở phụ nữ và 118cm trở lên ở nam giới có nguy cơ bị COPD cao hơn 72% so với những người có số đo vòng eo nhỏ hơn.
Những người béo bụng có nguy cơ bị COPD cao hơn 72%. Ảnh minh họa
Đồng tác giả trong cuộc nghiên cứu, Tiến sĩ Gundula Behrens của Đại học Regensburg ở Đức, cho biết: "Chúng tôi quan sát thấy một mối quan hệ mạnh mẽ giữa chất béo ở bụng với bệnh COPD. Đặc biệt, thừa cân được đo bằng chỉ số BMI được coi như một yếu tố dự báo quan trọng của nguy cơ mắc bệnh COPD trong số những người có vòng eo lớn".
Tiến sĩ Behrens nói thêm, những người dù có hút thuốc hay không nếu có vòng eo lớn thì cũng có nguy cơ bị COPD cao.
Ô nhiễm môi trường, hút thuốc lá và các hạt bụi độc hại trong môi trường làm việc được cho là nguyên nhân gây ra COPD mãn tính và giảm khả nǎng chữa lành tổn thương phổi.
Tiến sĩ Behrens cho biết: "Tăng mỡ bụng hoặc mỡ toàn thân đều làm tăng nguy cơ bị viêm trong cơ thể, do đó có khả năng kích thích các quá trình liên quan đến COPD trong phổi. Những người có chu vi hông lớn và những người hoạt động thể lực ít nhất 5 lần/tuần sẽ có nguy cơ bị COPD thấp hơn 29%".
Tập thể dục có thể làm giảm viêm, tăng nguy cơ oxy hóa và tăng cường khả năng phòng bệnh.
Những phát hiện này được công bố trên Tạp chí Hiệp hội Y khoa Canada. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy rằng những người thiếu cân có nguy cơ mắc COPD tới 56%.
Béo bụng có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh phổi nghiêm trọng, các nhà nghiên cứu cảnh báo.
Ảnh minh họa
Theo Tiến sĩ Behrens thì nguyên nhân có thể bao gồm suy dinh dưỡng và giảm khối lượng cơ dẫn đến tăng tính nhạy cảm và phát triển COPD thông qua quá trình viêm và suy giảm khả năng tự "chữa bệnh" của phổi.
Tiến sĩ Behrens nói thêm: "Phát hiện của chúng tôi cho thấy rằng bên cạnh việc ngăn ngừa tích mỡ trong cơ thể thì việc tránh hút thuốc, duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh, thường xuyên vận động... cũng có thể làm giảm nguy cơ COPD".
Các bác sĩ cũng khuyến khích bệnh nhân của họ phải tuân thủ các nguyên tắc này như một phương pháp ngăn ngừa các bệnh mãn tính nói chung, đặc biệt là bệnh COPD.
Trí Thức Trẻ