Mía là một trong những loại cây mùa đông được nhiều người đặc biệt rất thích ăn bởi vị ngọt và mát. Nếu bạn hỏi hầu hết bạn bè là thích ăn mía tím hay mía xanh thì câu trả lời phần lớn là mía tím. Vậy sự khác biệt giữa mía tím và mía xanh là gì?
Mía tím (màu tím đen)
So với mía xanh, mía tím có vỏ dày hơn và toàn bộ thân cây được bao bọc bởi màu tím đen. Hàm lượng sucrose (đường) và chất xơ trong mía tím thấp hơn so với mía xanh.
Với những người bị bệnh liên quan đến lá lách, dạ dày đều có thể ăn được mía tím.
Mía xanh
So với mía tím, mía xanh có vỏ mỏng và màu xanh lá. Hàm lượng sucrose (đường) trong mía xanh cao hơn so với mía tím. Do mía xanh có tính hàn (lạnh) nên với những người bị bệnh về lá lách và dạ dày cần hạn chế ăn mía màu xanh.
Hương vị
Rõ ràng hương vị của mía tím thơm ngon hơn mía xanh. Mía tím có vị ngọt, ăn giòn và ngon trong khi mía xanh có vị nhạt hơn. Chính vì vậy, mía tím thường được nhiều người lựa chọn để ăn, còn mía xanh chủ yếu dùng để làm nguyên liệu chế biến đường.
Kiêng kị khi ăn mía
- Những người đau bụng hay tỳ vị hư hàn không nên ăn nhiều mía.
- Không ăn mía khi còn nguyên vỏ, phải rửa sạch và dóc vỏ bên ngoài vì mía là nơi chưa nhiều trứng giun và các loại vi khuẩn.
- Mía là loại cây rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên nó chứa hàm lượng đường rất cao, vì vậy những người muốn giảm cân hay béo phì cũng cần hạn chế khi ăn mía.
Lợi ích của mía 1. Chữa bệnh vàng da Nước mía là một phương thuốc tự nhiên để chữa bệnh vàng dado sự có mặt của billirubin trong máu. Bệnh này xảy ra do chức năng gan giảm. Tuy nhiên, nước ép mía có thể khôi phục lại sức mạnh của chức năng gan, hãy uống nước míaép mỗi ngày để chữa bệnh vàng da. 2. Chữa nhiễm trùng Một số bệnh nhiễm trùng như nhiễm trùng đường tiết niệu, bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, viêm dạ dày có thể được chữa khỏi với một ly nước ép mía mỗi ngày. 3. Điều trị sỏi thận Sỏi thận xảy ra do mất nước trong cơ thể. Vì vậy, để hydrat hóa cơ thể, bạn hãy cố gắng tiêu thụ nước ép mía một cách thường xuyên. Trong nước mía cũng có một số thành phần tự nhiên có thể phá vỡ sỏi thận. 4. Tốt cho bệnh tiểu đường Người tiểu đường có thể ăn mía hoặc uống nước ép mía do trong loại cây này có chứa chất làm ngọt tự nhiên nên không gây nguy hiểm hoặc làm trầm trọng tình trạng bệnh. 5. Giàu dinh dưỡng Nước mía giàu vitamin và khoáng chất như phốt pho, sắt, kali, canxi và magiê. Ngoài ra, nghiên cứu cho thấy nước ép mía có thể giúp phục hồi sự thiếu hụt vitamin trong cơ thể do sốt cao. 6. Chữa cúm và cảm lạnh Nước ép mía làm dịu cổ họng của bạn, giúp chữa đau họng, khản giọng, mất tiếng, viêm khí phế quản ho đau rát họng, cảm lạnh và cúm. 7. Phòng ngừa ung thư Bên cạnh đó, mía còn mang những lợi ích sức khoẻ cho vẻ đẹp và những người mắc bệnh ung thư. Dưới đây là một số lợi ích về sức khoẻ của cây mía đường: Nhờ hàm lượng kiềm có trong mía, uống nước ép mía để ngăn ngừa ung thư, đặc biệt là ung thư ruột kết, ung thư phổi, và ung thư vú. 8. Bù điện giải cho cơ thể Mất nước vẫn là một bệnh đặc biệt hay gặp khi vào hè. Vì vậy để ngăn ngừa điều này, bạn có thể thường xuyên uống nước ép mía để hạ nhiệt cơ thể. Nhờ có các Carbonhydrat, nhiều acid amin, đặc biệt là nhiều acid amin cần thiết, mía đóng vai trò quan trọng trong việc bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể. Ngoài ra, trong nước mía còn chứa vitamin B1, B2, B6, C, Các muối vô cơ như Calci, Phospho, sắt… Theo y học cổ truyền, mía có vị ngọt tính mát nên có tác dụng thanh nhiệt sinh tân, giáng khí lợi niệu. Mía rất tốt cho các trường hợp thử nhiệt tổn thương tân dịch, tiểu ít tiểu dắt, nhiễm độc thai nghén nôn ói phù nề, mất nước khát nước, táo bón. Những bài thuốc dân gian từ mía dưới đây rất hiệu quả và tốt cho cơ thể bạn: 9. Sốt khô họng, tiểu dắt Mía tươi róc vỏ, đẵn khúc ăn tùy ý, hoặc nước ép mía để mát uống. Dùng cho các trường hợp sốt khô họng, tiểu dắt. Trị trào ngược dạ dày thực quản Khi bị nôn ói ra thức ăn, dịch vị hoặc nóng rát thực quản do trào ngược dạ dày, lấy 30 – 50ml nước mía, thêm nước gừng tươi theo tỷ lệ 7/1. Uống nhấp từng ít một. Viêm họng cấp và mãn tính Củ cải trắng và mía rửa sạch, ép lấy nước, trộn theo tỷ lệ nước mía 10ml, nước củ cải 20ml pha thêm nước lọc lượng vừa để uống, ngày 3 lần, dùng liên tục 3-5 ngày. Bạn cũng có thể nấu mía, củ năng, rễ tranh, mỗi thứ một ít thành nước uống thay trà, dùng nhiều lần trong ngày. 10. Chống sâu răng Do có chứa hàm lượng khoáng chất cao, nước mía có công dụng phòng chống sâu răng và hạn chế tình trạng hôi miệng. Vì thế, sau khi ăn xong, bạn hãy tráng miệng bằng một khúc mía để vừa thơm miệng lại tránh được sâu răng. 11. Nôn do thai nghén Nước mía 1 ly, nước gừng tươi một ít, trộn lẫn để uống, ngày 1 lần. Với rất nhiều công dụng kể trên mía là loại thực phẩm tốt cho sức khỏe, tuy nhiên mía tính lạnh và hàm lượng đường rất cao nên những người tỳ vị hư yếu, hay đầy bụng đi lỏng không nên uống nước mía thường xuyên. |
Vivian (Theo Thuơng Hiệu và Pháp Luật)