Dưới đây chúng tôi đã chỉ ra các sai lầm khi sơ cứu bạn có thể gặp phải và cách giải quyết đúng:
Chảy máu mũi
Sai lầm: Ngẩng mặt lên.
Cách xử lý đúng: Bạn nên cho người bị chảy máu ngồi xuống, nghiêng đầu nhẹ về phía trước để cho máu chảy ra. Tư thế này giúp máu không chảy xuống họng gây nôn. Sau đó, dùng ngón trỏ và ngón cái bóp nhẹ vào hai bên cánh mũi (phần chóp mũi) trong khoảng 10 phút. Nếu máu còn ở trong miệng, hãy bảo bệnh nhân nhổ ra. Sau đó, thả tay ra và kiểm tra xem máu còn chảy không.
Chú ý: Không làm nghẹt mũi bằng bông gạc. Điều này chỉ nên làm khi máu không ngừng chảy trong 15 phút. Nếu gặp trường hợp này, cần đến ngay bệnh viện ngay lập tức.
Rắn cắn
Sai lầm: Hút nọc độc của rắn.
Cách xử lý đúng: Đầu tiên, hãy đặt người đó nằm xuống để chất độc không truyền nhanh ra khắp cơ thể. Cố định chân, tay người bị rắn cắn bằng cách buộc chân vào chân còn lại hoặc buộc cánh tay vào cơ thể. Nếu người bị rắn cắn bất tỉnh, hãy tiến hành hồi sức tim phổi.
Chú ý: Không sử dụng băng, bởi chúng không có ích và có thể gây hoại tử.
Chảy máu nhiều
Sai lầm: Ngay lập tức dùng dây buộc để cầm máu.
Cách xử lý đúng: Đầu tiên, bạn cần làm máu ngừng chảy bằng cách dùng ngón tay ép chặt xuống động mạch gần vết thương. Sau đó, bạn cần băng chặt vết thương (dùng băng được tạo từ gạc vô khuẩn cùng vải sạch). Chỉ nên buộc băng trong trường hợp khẩn cấp. Bạn phải băng ở phần da ở trên vết thương, và càng gần vết thương càng tốt. Chú ý: Nên mở nút băng 10-15 phút sau mỗi giờ và đừng quên ấn động mạch. Sau đó, buộc và thắt chặt lại, nhưng không được để quá 30 phút.
Hạ thân nhiệt
Sai lầm: Ngâm mình trong nước nóng hoặc xoa bóp cơ thể với dầu để nhiệt độ tăng lên.
Cách xử lý đúng: Trước hết, bạn nên để người bệnh trong phòng ấm và đảm bảo các phần cơ thể bị lạnh đều đã được che hết lại. Không cho người bệnh mặc quần áo ẩm ướt, thay hết đồ khô và lấy chăn ấm cho họ quấn. Ngoài ra, bạn cần ngay lập tức cho họ uống nước ngọt và ăn đồ nóng.
Chú ý: Không bao giờ dùng rượu để xoa cho họ. Rượu làm giãn mạch máu và sẽ làm cho họ mất nhiệt càng nhanh.
Tim ngừng đập
Sai lầm: Làm các hành động y hệt nhau cho những người ở lứa tuổi khác nhau.
Cách xử lý đúng:
- Khi ép tim ngoài lồng ngực cho người lớn: Hai tay đè lên nhau, dùng phần phía dưới lòng bàn tay của tay bên dưới ép vào ngực bệnh nhân, ngón tay cái của bàn tay bên dưới cần đối diện với cằm hoặc chân của người bệnh.
- Nếu đối tượng là thanh thiếu niên, thì bạn cần dùng hết cả lòng bàn tay.
- Nếu đối tượng là em bé, thì bạn chỉ nên dùng 2 ngón tay mà thôi.
Chú ý: Chỉ thực hiện ép tim ngoài lồng ngực khi bạn đã đặt bệnh nhân lên một mặt phẳng vững chắc.
Bị bỏng lửa
Sai lầm: Bảo người bị bỏng cởi đồ ra, khiến cho lớp vải cọ xát qua vùng da bị bỏng.
Cách xử lý đúng: Bạn nên để cho họ nằm xuống và dập tắt ngọn lửa bằng quần áo của bạn. Xé bỏ phần quần áo đang bị cháy. Sau đó, hãy đưa họ đến bệnh viện.
Nếu họ bị bỏng nhẹ và không bị tổn thương da quá nhiều, hãy để vùng da bị bỏng dưới nước lạnh 20 phút. Sau đó băng vết thương lại và chườm đá hoặc bất kỳ vật lạnh nào lên trên. Sau đó, hãy đến bác sĩ.
Chú ý: Nếu bị bỏng nặng, hãy cho họ uống nước liên tục, đặc biệt là các loại nước khoáng hoặc muối Oresol.
Nghẹt thở hoặc ngất xỉu
Sai lầm: Cố gắng tác tạo lực mạnh vào đường dẫn khí để đẩy dị vật ra ngoài.
Cách xử lý đúng: Hãy để người bệnh nằm ngửa, sau đó bạn quỳ xuống ngồi ở phía dưới hông họ. Sau đó, đặt tay lên phần xương sườn và nhấn xuống. Cuối cùng, đặt cơ thể họ sang một bên, sau đó lấy dị vật ra khỏi miệng họ bằng những ngón tay đã được bọc vải.
Nếu một đứa trẻ bị nghẹt thở, cần đặt chúng nằm sấp lên cánh tay trái (hoặc cánh tay phải của bạn nếu bạn thuận tay trái), sau đó cho đầu đứa trẻ ngả xuống phía trước, rồi đập ba lần vào lưng nó, cuối cùng cầm lấy chân của đứa trẻ, dốc ngược lên.
Gãy xương
Sai lầm: Cố gắng nắn cho tay trở lại bình thường.
Cách xử lý đúng: Điều bạn cần làm là giữ cho phần bị gãy không bị xê dịch. Không nắn bóp, không cử động nhiều. Buộc băng cố định nẹp ở trên chỗ gãy, dưới chỗ gãy, khớp trên và khớp dưới chỗ gãy. Nếu không có băng gạc thì cần buộc tay vào với người để cố định tay, còn với chân thì cần ép vào và buộc chặt với chân kia.
Chú ý: Không được buộc băng quá chặt vì sẽ cản trở sự tuần hoàn của máu.
Ngộ độc
Sai lầm: Dùng không đủ nước rửa dạ dày.
Cách xử lý đúng: Để rửa dạ dày, mỗi người cần từ 10-20 cốc nước bình thường. Sau 1,5 – 2 cốc, nước sẽ trào ra. Để người bệnh nôn ra, bạn cần nhấn hai ngón tay vào phần lưỡi gần với vòm họng. Bạn cần phải lặp lại nhiều lần trước khi nước trở nên trong suốt.
Chú ý: Không tiến hành rửa dạ dày nếu người bệnh đang trong trạng thái bất tỉnh.
A.N (Theo Nld.com.vn)