Đậu nành là thực phẩm phổ biến và khá rẻ. Chúng xuất hiện nhiều trong ẩm thực Á Đông. Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Việt Nam có truyền thống dùng đậu nành làm thành nhiều món ăn, trong đó xay làm sữa là một cách dùng phổ biến. Tuy nhiên, nếu sữa đậu nành chế biến sai cách hoặc uống sai thời điểm có thể gây hại cho sức khỏe.
Không ngâm kỹ trước khi chế biến
Đậu nành cũng như các loại hạt có khả năng nảy mầm khác, chúng đều có chất kìm chế nảy mầm tự nhiên trong hạt. Chất này khi gặp nước sẽ được phân hủy để các dinh dưỡng được "bung" ra, nhờ đó hạt sẽ lên mầm. Vì vậy, khi chế biến đậu nành, bạn cần phải ngâm với nước từ 6-7 tiếng để loại bỏ chất độc hại. Trong quá trình ngâm nên thay nước nếu thấy nổi bọt.
Không nấu chín kỹ
Sữa đậu nành có saponin là một chất độc có thể gây tan máu, nôn ói nặng có thể tử vong. Chất độc này sẽ được phân hủy khi đun sôi, chín kỹ. Do đó khi nấu sữa đậu nành cần đun sôi bùng lên chứ không chỉ đun nóng lăn tăn 80 độ. Sữa sôi chín kỹ sẽ không còn chất độc này nữa.
Uống đậu nành sáng sớm hoặc khi đói bụng
Nhiều người thoải mái uống đậu nành vào mọi thời điểm. Tuy nhiên, uống lúc đói rất có hại vì hầu hết các protein sẽ thay đổi thành nhiệt và sẽ được tiêu thụ trong cơ thể, có thể không phát huy tác dụng thuốc bổ. Trước khi uống sữa nên ăn một số loại thực phẩm giàu tinh bột khi uống sữa, chẳng hạn như bánh mì, bánh ngọt bánh mì hấp… Do đó, dưới tác động của tinh bột, protein hoàn toàn có thể phản ứng với dịch dạ dày và làm cho các chất dinh dưỡng được hấp thụ hoàn toàn bởi cơ thể.
Uống sữa đậu nành cùng thuốc Tây
Một số loại thuốc đặc biệt như thuốc kháng sinh chứa chất tetracycline, erythromycine có tác dụng phân hủy chất dinh dưỡng trong sữa đậu nành. Do đó không nên uống sữa đậu nàng gần giờ uống thuốc. Nên uống cách xa nhau 2 tiếng.
Dùng đường đỏ pha đậu nành
Nhiều người nghĩ rằng thêm đường vào sẽ giúp sữa đậu nành ngọt hơn. Tuy nhiên nên dùng đường trắng chứ không dùng đường đỏ.
Trong đường đỏ có chứa nhiều các axit hữu cơ như axit lactic, axit acetic… khi kết hợp với đậu nành có tác dụng kết hợp các chất protit, canxi tạo thành các hợp chất biến tính làm mất đi các chất dinh dưỡng của sữa đậu nành, đồng thời ảnh hưởng tới sự hấp thu và tiêu hóa của cơ thể.
Đựng sữa trong bình giữ nhiệt
Khi ở nhiệt độ cao thì vi khuẩn dễ phát triển trong sữa đậu nành. Do đó bạn không nên cho sữa đậu nành vào bình giữ nhiệt để mang đi. Phải để sữa đậu nàng thật nguội rồi cho vào bình mang đi. Sữa chỉ nên uống trong vòng 3-4 giờ.
Những người nên hạn chế sữa đậu nành
Người bị ung thư vú, tuyến giáp nên hạn chế
Một số nghiên cứu chưa rõ ràng nhưng có thể cho thấy đậu nành có phytoestrogen tác động như kích thích tố estrogen gây ra tương tác và có thể làm các tế bào ung thư phát triển nhanh hơn. Một số bệnh nhân suy giáp thì khi dùng đậu nành có thể tiến triển nặng hơn.
Người bị viêm dạ dày
Sữa đậu nành không thích hợp cho những ai bị viêm dạ dày cấp và mãn tính. Sữa đậu nành sẽ khiến cho a-xít trong dạ dày bị dư thừa sẽ rất dễ bị đầy hơi, khi đó bệnh tình sẽ càng nghiêm trọng hơn.
Người bị sỏi thận
Trong đậu nành có oxalat có thể dễ kết hợp với canxi trong thận để tạo ra sỏi thận. Vì vậy, những bệnh nhân mắc sỏi thận cũng không nên uống sữa đậu nành.
Người bị bệnh Gout
Những người mắc bệnh Gout cũng không nên sử dụng sữa đậu nành. Gout là bệnh do rối loạn chuyển hóa Purine gây ra trong khi hàm lượng Purine có trong sữa đậu nành tương đối cao.
Phụ nữ có thai
Bà bầu và trong khi cho con bú cũng nên hạn chế dùng chỉ dùng khi thấy cần vì có thể ảnh hưởng tới thai nhi.
Mặc dù đậu nành là thực phẩm phổ biến nhưng mọi người cung không nên lạm dụng. Nguyên tắc tốt nhất của dinh dưỡng là cân bằng. Ví dụ như có một số người nhận định rằng người Nhật ăn nhiều đậu nành mà không bị suy giáp, tại sao Việt Nam lại cho rằng đậu nành không tốt cho tuyến giáp nên khuyên bệnh nhân suy giáp hạn chế đậu nành. Đó là vì người Nhật ăn đậu nành nhiều nhưng họ lại ăn nhiều hải sản để cân bằng lại. Trong khi người Việt ăn đậu nành nhiều nhưng lại ăn ít hải sản.
Bởi thế dinh dưỡng thì dù món gì tốt nhưng lạm dụng sẽ không tốt. Chúng ta phải ăn uống cân bằng và hài hòa.
Thùy Dương (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)