Chảy máu cam là một vấn đề mà tất cả chúng ta đều phải trải qua trong cuộc đời, và đôi khi nó thực sự nguy hiểm nếu không xử lý đúng cách. Tất nhiên nó không phải là một bệnh gì nghiêm trọng và có thể điều trị ngay tại nhà.
Việc chảy máu thường xảy ra chỉ từ một bên lỗ mũi. Tuy nhiên, nếu chảy máu nặng, máu sẽ lấp đầy lỗ mũi phía bên bị ảnh hưởng và sẽ chảy ra cả hai bên. Bạn nên biết phương pháp này để sơ cứu cho bản thân cũng như những người thân khi trường hợp khẩn cấp xảy ra.
Một số phương pháp:
Bóp mũi:
Ngửa đầu về sau sẽ khiến bạn bị nôn mửa
Cách đơn giản nhất cho việc cầm máu là bóp mũi bởi nó sẽ ép chặt thành mũi lại và ngăn chặn ngay lập tực việc máu chảy ra ngoài.
Bước 1: Hãy ngồi thẳng người và hơi nghiêng đầu về phía trước.
Bước 2: Bóp chặt phần thành mũi lại.
Bước 3: Giữ im trong vòng 5 - 10 phút và thở bằng miệng.
Bước 4: Thả ra nhẹ nhàng và ngồi im trong 5 phút.
Bước 5: Nếu máu chưa dừng, thì hãy áp dụng phương pháp này đến khi máu dừng hẳn.
Lưu ý: Không nằm thẳng, không nghiêng đầu về phía sau vì điều đó sẽ gây nôn mửa.
Hành:
Hành là một phương pháp điều trị chảy máu cam tuyệt vời mà ít người biết
Nghe có vẻ khó tin nhưng thực tế hành tây là một giải pháp tuyệt vời vì nó có khả năng làm đông máu, ngoài ra nó còn có nhiều vitamin C và bioflavonoid giúp phục hồi các mạch máu bị hư hỏng.
Cách 1: Lấy một củ hành tây và cắt lát, sau đó áp sát lát hành vào dưới mũi và hít vào. Như một điều kì diệu, máu sẽ ngưng chảy sau vài phút.
Cách 2: Nhỏ 2 - 3 giọt nước ép hành tây vào trong lỗ mũi khi bị chảy máu cam, lặp lại đến khi máu ngừng hẳn.
Nước đá:
Nước đá có khả năng co lại mạch máu và chống viêm nếu mũi bị thương.
Tất cả việc bạn phải làm là lấy một vài viên đá nhỏ và cho vào túi nilong buộc chặt lại. Sử dụng miếng bông gạc bịt vào bên dưới của mũi để cầm máu, sau đó áp túi đá bên ngoài và giữ lại cho đến khi máu ngừng chảy.
Một số lưu ý phải gọi sự trợ giúp của bác sĩ nếu xảy ra một số trường hợp sau:
- Việc chảy máu cam khá nặng và bạn đã mất nhiều máu.
- Việc chảy máu kéo dài hơn 20 phút.
- Bạn đã nuốt một số lượng máu lớn khiến bạn bị nôn mửa.
- Bạn đang khó thở.
- Trẻ em dưới hai tuổi chảy máu cam.
- Bạn thường xuyên bị chảy máu cam.
- Chảy máu cam sau tai nạn va chạm như tai nạn xe hơi.
Hạ Tú (Theo Giadinhvietnam.com)