Ăn cá thường xuyên có tác dụng nâng cao thị lực, cải thiện trí nhớ và cung cấp hàng trăm dưỡng chất cho cơ thể. Ngoài ra, mỡ cá chẳng những không gây béo mà còn cung cấp omega 3, giúp tăng cường não bộ và chống hình thành cholesterol xấu.
Tuy nhiên, có 3 loại cá bạn tuyệt đối không nên ăn thường xuyên để tránh rước họa vào thân vì chúng chứa rất nhiều vi khuẩn và ký sinh trùng.
Đầu cá
Đây được xem là bộ phận bẩn nhất của cá. Kết quả từ một cuộc khảo sát của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh thành phố Nam Kinh (Trung Quốc) cho thấy, các bộ phận khác nhau của cùng một con cá sẽ có hàm lượng kim loại nặng, độc tố khác nhau. Trong đó đầu cá là bộ phận chứa hàm lượng thủy ngân cao nhất, gấp 15 lần so với thịt cá.
Đầu cá là phần rất khó làm sạch. Nếu ăn phần đầu cá không được làm sạch triệt để, chất metyl thủy ngân nhiễm trong đầu cá sẽ xâm nhập vào cơ thể, vào não gây nguy hiểm cho sức khỏe con người.
Ngoài ra, phần mang ở đầu cá giống với phổi của động vật, là cơ quan hô hấp và chứa nhiều vi khuẩn, ký sinh trùng. Đặc biệt, đối với các loại cá sống ở các vùng nước ô nhiễm kim loại nặng thủy ngân, mang cũng trở thành nơi lưu trữ những độc tố này. Việc ăn phải mang cá chứa độc tố có thể khiến chất độc tích tụ vào cơ thể, lâu dần gây bệnh tật.
Sashimi
Hiện nay rất nhiều người Việt yêu thích món ăn này và thường xuyên ăn chúng. Do sự phát triển nhanh chóng của xã hội, tỷ lệ ô nhiễm môi trường tăng cao, đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước. Do đó, các sinh vật ở sông, biển mang một lượng chất độc hại hoá học rất lớn. Sashimi là món ăn được làm từ cá và hải sản sống nên ững chất hoá học gây hại có thể gây ngộ độc cùng các bệnh về tim mạch, đường ruột khác.
Nếu bạn chọn ăn sashimi làm từ cá sống, hãy đảm bảo rằng cá đã được đông lạnh trước đó đến – 31°F (-35°C). Nhiệt độ đông lạnh này có thể diệt ký sinh trùng trong cá. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý, đông lạnh không diệt được tất cả các mầm bệnh.
Khi mua cá sống hoặc ăn các món có cá sống, bạn cũng nên kiểm tra kỹ. Về mặt cảm quan, cá được đông lạnh và rã đông đúng cách trông tươi sáng, săn chắc và ẩm, có mùi thơm, không bị bầm tím, đổi màu hoặc mất mùi.
Khi chế biến cá sống cần đảm bảo an toàn vệ sinh bề mặt và dụng cụ dùng để chế biến như: bàn bếp, dao, thớt, đồ đựng thực phẩm và để trong tủ lạnh đến khi ăn để ngăn ngừa nhiễm vi khuẩn.
Cá ướp muối
Đây là một hình thức bảo quản cá, trong đó người ta ướp, xát với muối khô vào con cá để bảo quản và tăng hương vị cho món ăn. Món ăn này vừa thơm ngon, đậm đà lại có chi phí thấp và tiện lợi nên được rất nhiều người yêu thích và ăn mỗi ngày. Tuy nhiên ít người nhận ra những nguy hại với sức khỏe mà nó gây ra.
Cá muối chứa quá nhiều muối, nếu ăn thường xuyên sẽ không tốt cho sức khỏe mạch máu. Hơn nữa, đồ muối có chứa nhiều nitrit, khi vào cơ thể người sẽ tạo ra nitrosamine - chất gây ung thư mạnh, có thể gây tổn thương nghiêm trọng đến gan và không có lợi cho sức khỏe của gan.
Năm 2017, Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) của WHO đã xếp món cá muối vào danh sách thực phẩm gây ung thư cấp độ 1. Một số chuyên gia Trung Quốc còn cho rằng chỉ cần ăn một kg cá muối mặn kiểu Trung Quốc cũng độc ngang với việc hút 250 điếu thuốc. Không ít nghiên cứu khoa học cũng cho biết những trẻ em dưới 10 tuổi sử dụng món cá muối thường xuyên có nguy cơ mắc bệnh ung thư vòm họng khi trưởng thành cao hơn người bình thường.
Dù đặc biệt thơm ngon nhưng với những mối nguy hiểm tiềm ẩn mà cá muối gây ra cho sức khỏe, tốt hơn hết, chúng ta nên tránh xa món ăn này.
Dương Huyền (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)