Nhiệm vụ của gan
Gan đảm nhiệm khoảng 500 vai trò khác nhau trong toàn bộ hệ thống tạo nên sự sống. Chính vì thế, đây cũng là một bộ phận cần được quan tâm chăm sóc và bảo vệ đặc biệt để có cuộc sống khỏe mạnh.
Về cơ bản, lá gan đóng vai trò của một nhà máy lọc và tinh chế.
Hơn thế nữa, lá gan của bạn đóng một vai trò chính yếu trong việc loại bỏ ra khỏi máu các sản phẩm độc hại sinh ra từ ruột hay nội sinh (do cơ thể tạo ra). Gan chuyển đổi chúng thành những chất mà cơ thể có thể loại bỏ dễ dàng. Gan cũng tạo ra mật, một chất dịch màu nâu hơi xanh lục cần thiết cho sự tiêu hóa. Mật được dự trữ trong túi mật. Túi mật cô đặc và tiết mật vào trong ruột, giúp cho sự tiêu hóa.
Có thể nêu ngắn gọn vai trò của gan đối với hệ thống tiêu hóa và cơ thể như sau:
– Biến đổi thức ăn thành những chất cần thiết cho sự sống và phát triển.
– Sản xuất ra nhiều chất quan trọng sử dụng cho cơ thể.
– Chuyển hoá các thuốc được hấp thụ từ đường tiêu hoá thành dạng cơ thể có thể dùng được, giải độc và bài tiết các chất độc trong cơ thể.
Để thực hiện vai trò quan trọng của mình, gan thực hiện các chức năng sau:
– Tạo ra nặng lượng một cách nhanh chóng khi cần thiết;
– Sản xuất ra protein mới cho cơ thể;
– Ngăn ngừa sự thiếu hụt năng lượng cơ thể bằng cách dữ trữ một số vitamin, khoáng chất và đường;
– Điều hoà sự vận chuyển mỡ dự trữ;
– Giúp ích cho sự tiêu hóa bằng cách tạo ra mật;
– Kiểm soát việc sản xuất và bài tiết cholesterol;
– Trung hòa và loại bỏ các chất độc;
– Chuyển hóa rượu;
– Kiểm soát và duy trì nồng độ thích hợp của nhiều chất hoá học và nồng độ thuốc trong máu;
– Lọc máu và thải các sản phẩm cặn vào trong mật;
– Duy trì sự cân bằng các nội tiết tố;
– Có vai trò của một cơ quan tạo máu ở thai nhi;
– Giúp cơ thể chống lại sự nhiễm trùng bằng các tạo ra các yếu tố miễn dịch và loại bỏ các vi khuẩn lưu thông trong máu;
– Tái tạo mô tổn thương của chính nó;
– Dự trữ sắt.
Bởi vậy, gan đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong hệ thống cơ thể. Nếu gan bị tổn thương sẽ không chỉ ảnh hưởng tới các bộ phận khác trong cơ thể mà còn nguy hại tới tính mạng con người. Do đó, chúng ta nên có các biện pháp bảo vệ và phòng ngừa cho gan tránh bị nhiễm bệnh.
Tuy nhiên, trong thực tế chúng ta lại thường coi gan là điều hiển nhiên và nạp vào cơ thể các chất có hại như: rượu, đường, thực phẩm chiên rán... Những chất có hại này ăn vào thường xuyên, theo thời gian sẽ gây tổn thương cho gan. Vì vậy, để làm sạch gan, ngoài việc hạn chế ăn chất có hại, mỗi người cũng cần lưu ý đến việc làm sạch gan, và một trong những thành phần rất tốt đó là nho khô.
Nho khô làm sạch gan và đào thải độc tố
Như nhiều người đã biết, nho khô rất giàu chất xơ và chất chống oxy hóa (bioflavonoid và vitamin C), đóng vai trò chính trong việc hỗ trợ tiêu hóa, loại bỏ các độc tố có hại và gốc tự do khỏi cơ thể.
Theo thông tin được công bố bởi Barkley Wellness, nho khô có khả năng chống oxy hóa gần gấp ba lần nho đỏ và xanh, và là một trong những nguồn chất chống oxy hóa dồi dào nhất trong tất cả các loại thực phẩm. Điều này được lý giải bởi, khi nho khô, các chất này có độ cô đặc cao, rất có lợi khi ngâm trong nước.
Khi nho khô được ngâm trong nước, các chất dinh dưỡng sẽ hòa tan. Nước nho vào cơ thể sẽ được hấp thụ nhanh hơn, thậm chí làm tăng lượng chất chống oxy hóa tốt hơn.
Vì vậy, uống nước nho khô sẽ giúp cải thiện và làm sạch gan, bởi khi vào cơ thể nước nho di chuyển rất nhanh trong hệ thống tiêu hóa và chất chống oxy hóa sẽ loạt bỏ các độc tố trong cơ thể.
Cách làm nước nho khô
- Rửa sạch nho khô (khoảng 150g) với nước.
- Cho nho vào nồi và thêm hai cốc nước nấu trong 20 phút. (Nước nho nấu có thể để qua đêm và uống vào sáng hôm sau).
- Vào buổi sáng khi bụng đói (chưa ăn), bạn có thể uống một cốc nước nho hoặc có thể pha với bột yến mạch để uống. Thực hiện điều này vài ngày, gan của bạn sẽ loại bỏ độc tố rất tốt.
Vivian (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)