Trẻ em dưới 1 tuổi và những người từ 16 đến 23 tuổi có nguy cơ mắc bệnh viêm màng não cầu khuẩn cao nhất. Sinh viên năm nhất đại học sống trong ký túc xá và quân nhân sống trong ký túc xá quân đội cũng có nguy cơ cao hơn.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), vắc xin này bảo vệ khoảng 98% số người tiêm vắc xin này. Thuốc chủng ngừa bảo vệ chống lại hầu hết các loại bệnh viêm màng não mô cầu, nhưng không phải tất cả các trường hợp.
Viêm màng não do não mô cầu có thể cướp đi mạng sống trong 24 giờ, để lại di chứng tật nguyền, chi phí điều trị lớn. Tiêm vaccine đúng lịch, đủ mũi giúp phòng nguy cơ mắc bệnh hiệu quả.
Tiêm vaccine là cách dự phòng bệnh do não mô cầu hiệu quả (Ảnh: Shutterstock).
Viêm màng não mô cầu là gì?
Viêm màng não mô cầu ở trẻ em, còn gọi là "viêm não mô cầu", là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do não mô cầu gây ra. Bệnh này phổ biến hơn ở trẻ em dưới 12 tuổi, tỷ lệ mắc cao nhất ở trẻ từ 2 đến 4 tuổi. Nó thường xảy ra vào mùa đông và mùa xuân, đặc biệt là giữa tháng Hai và tháng Ba. Khi một người bị viêm màng não do não mô cầu hoặc người mang mầm bệnh ho hoặc hắt hơi, họ có thể lây nhiễm cho người khác qua các giọt nhỏ.
Triệu chứng của viêm màng não mô cầu?
Biểu hiện lâm sàng là khởi phát đột ngột, bệnh nặng, diễn biến nhanh. Trong vòng 1 đến 2 ngày trước khi khởi phát, các triệu chứng tương tự như viêm đường hô hấp trên, bao gồm khó chịu nói chung, đau họng, nhức đầu, v.v. Tuy nhiên, sau khi phát bệnh, ớn lạnh và sốt cao nhanh chóng, có thể lên tới trên 39°C, sau đó sẽ là nhức đầu rõ ràng và nôn mửa liên tục, cứng cổ và cổ, và có thể thấy các đốm chảy máu ở nhiều bộ phận khác nhau của cơ thể, nhanh chóng lan rộng thành các vết bầm máu lớn. Các triệu chứng của trẻ dưới 2 tuổi khác với trẻ lớn hơn. Hầu hết trẻ không bị ớn lạnh khi mới bắt đầu mắc bệnh, có thể biểu hiện các triệu chứng như thờ ơ, bỏ ăn, nôn mửa, v.v. đến co giật và sưng thóp trước.
Biện pháp phòng bệnh quan trọng nhất là tiêm vắc xin càng sớm càng tốt để tránh lây nhiễm trong thời kỳ dịch bệnh.
Căn bệnh gây ám ảnh bác sĩ và người nhà
Từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận nhiều dịch bệnh diễn biến phức tạp, có xu hướng gia tăng, trong đó có viêm màng não do não mô cầu. Theo Cục Y tế dự phòng, bệnh có tỷ lệ tử vong cao, đến 50% nếu không điều trị kịp thời. Cứ 5 người có 1 người bị khuyết tật cả đời như chậm phát triển trí tuệ, điếc, liệt… ngay cả khi được cứu sống.
Theo báo cáo của Bộ Y tế về bệnh truyền nhiễm (năm 2016), viêm màng não do não mô cầu là 1 trong 10 bệnh có tỷ lệ tử vong cao nhất (0,006/100.000 dân). Còn báo công bố năm 2023 của Viện Pasteur TPHCM, tỷ lệ tử vong của bệnh ở trẻ em dưới 5 tuổi khu vực phía Nam giai đoạn 2012 - 2021 lên đến 10%.
Có nhiều năm kinh nghiệm tiếp nhận điều trị các ca mắc viêm màng não do não mô cầu, TS.BS. Nguyễn An Nghĩa, Phó trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện (BV) Nhi đồng 1, TPHCM chia sẻ bệnh diễn tiến nhanh, có thể giết chết người khỏe mạnh trong 24 giờ. Trẻ có thể sáng còn đi học khỏe mạnh nhưng tối đã rơi vào nguy kịch, tử vong.
Bệnh có hai thể phổ biến nhất là viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết và các thể khác ít gặp hơn như viêm phổi, viêm khớp… Lứa tuổi nào cũng có nguy cơ mắc bệnh nhưng trẻ dưới 5 tuổi, thanh thiếu niên 14 đến 20 tuổi, người bị suy giảm miễn dịch có tỷ lệ nhiễm cao nhất.
Bệnh có các triệu chứng ban đầu như sốt, khó chịu, đau họng... dễ bị chẩn đoán nhầm với nhiều bệnh hô hấp khác. Cụ thể, trong 0-8 giờ đầu, các triệu chứng không đặc hiệu gồm đau đầu, sốt, viêm họng, sổ mũi…. Từ giờ thứ 9-15, xuất hiện tử ban, lạnh tay chân, cứng cổ, sợ ánh sáng. Từ 16-24 giờ, bệnh nhân co giật, mê sảng, mất ý thức, tử vong. Ghi nhận thực tế, thời điểm nhập viện của đa số bệnh nhân vào giờ thứ 19, quá trễ để điều trị.
Theo báo cáo Gánh nặng kinh tế - Chi phí bệnh tật ở Đức từ năm 2001-2015, trung bình mỗi ca bệnh mất 57.000 - 171.000 Euro (hơn 1 tỷ đến 4,5 tỷ đồng). Ở Anh, chi phí chăm sóc người bệnh chiếm 83% tổng chi tiêu của gia đình. Ở Việt Nam, người bệnh có thể mất nhiều chi phí để điều trị khỏi bệnh và theo dõi các di chứng lâu dài.
TS.BS. An Nghĩa cho biết vi khuẩn não mô cầu có đường lây từ người sang người, thông qua các giọt nước bọt bắn ra khi người nhiễm não mô cầu ho, hắt hơi hoặc tiếp xúc gần. Nguồn lây não mô cầu khuẩn có thể từ người bệnh hoặc người khỏe mạnh mang vi khuẩn nhưng không biểu hiện triệu chứng với tỷ lệ khoảng 10-20% dân số chung. (Theo Dantri).
Cách đơn giản phòng "bệnh tử trong 24h"
CDC Mỹ ước tính, có 1,2 triệu ca nhiễm và 135.000 ca tử vong bởi viêm màng não do não mô cầu mỗi năm trên thế giới.
Năm 2023, nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết đẩy lùi bệnh viêm màng não do não mô cầu, Quỹ nghiên cứu về bệnh viêm màng não, Liên đoàn các tổ chức phòng chống bệnh viêm màng não (CoMO) và Sanofi đã ra mắt lá cờ đẩy lùi bệnh viêm màng não. Đây là biểu tượng đầu tiên trên toàn cầu nâng cao nhận thức về bệnh này với sự đồng hành của ba vận động viên Ellie Challis (Anh), Théo Curin (Pháp) và Davide Morana (Ý), những người từng chịu di chứng sau mắc viêm màng não từ khi 16 tháng, 6 tuổi và 24 tuổi.
Tại Việt Nam, bệnh do não mô cầu xảy ra rải rác quanh năm. Mùa hè năm 2021, một số tỉnh, thành đã ghi nhận tình trạng bệnh nhân viêm màng não tăng vọt. Do đó, chủ động tiêm vaccine, tạo kháng thể sớm là biện pháp phòng chống bệnh tốt nhất.
Hiện nay có 12 nhóm huyết thanh gây bệnh chính, trong đó có 6 nhóm huyết thanh A, B, C, X, W và Y gây ra 90% trường hợp não mô cầu trên thế giới. Dịch tễ học các nhóm huyết thanh có sự biến đổi, thay đổi theo thời gian và giữa các quốc gia, các vùng địa lý nên khó dự đoán.
Hiện Việt Nam có 3 loại vaccine phòng 5 nhóm não mô cầu khuẩn nguy hiểm trên gồm nhóm A, C, Y, W-135 của Mỹ, nhóm B của Ý và nhóm B, C của Cuba. Trong đó, vaccine cộng hợp tứ giá A, C, Y, W-135 phòng viêm màng não do não mô cầu đã giảm đến 90% số ca mắc bệnh ở các nhóm huyết thanh chính C, Y và W-135.
Nguyên tắc để vaccine tạo miễn dịch bảo vệ tốt nhất là tiêm đúng và đủ phác đồ, kể cả các mũi tiêm nhắc. Mọi người cần phòng ngừa đầy đủ cả 5 nhóm huyết thanh kể trên. Phòng ngừa thiếu một hoặc một vài nhóm có thể dẫn đến nguy cơ mắc bệnh. Vaccine không chỉ có tác dụng bảo vệ đơn lẻ cho sức khỏe cá nhân và gia đình, mà còn giúp ngăn ngừa và hạn chế các ổ dịch phát sinh trong cộng đồng.
Minh Thanh (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)