Trong quá trình bơi lội có thể vận động tất cả các bộ phận trên cơ thể nên rất được phụ nữ hiện đại ưa chuộng. Tuy nhiên, nếu trong quá trình bơi lội bạn không chú ý có thể gây nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa.
1. Vì sao đi bơi dễ mắc bệnh phụ khoa?
Bản thân việc đi bơi sẽ không gây ra các bệnh phụ khoa nhưng khi đi bơi bạn thường ở bể bơi công cộng, trong số những người cùng bơi có thể bị viêm âm đạo hoặc mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục, lúc này họ sẽ mang mầm bệnh cơ thể xuống nước, từ đó làm cho nước trong bể bơi chứa mầm bệnh nên đám đông bơi cùng đều bị nhiễm bệnh.
Đối với phụ nữ, âm đạo được kết nối với thế giới bên ngoài và bề mặt của âm hộ dễ bị xói mòn, cuối cùng gây viêm và nhiễm trùng.
Và khi tình trạng viêm nhiễm không được kiểm soát kịp thời sẽ lan rộng vào bên trong gây viêm âm đạo. Sự xâm nhập của viêm nhiễm sẽ phá vỡ sự cân bằng của vi khuẩn trong âm đạo, đồng thời khả năng miễn dịch của cơ thể cũng theo đó mà suy giảm nên rất dễ gây ra các triệu chứng như khí hư bất thường, ngứa ngáy vùng kín.
2. Phụ nữ khi đi bơi cần lưu ý điều gì?
1. Tốt nhất là không nên xuống nước trong hai khoảng thời gian
Tốt nhất là phụ nữ không nên bơi trong nước trong thời kỳ kinh nguyệt và rụng trứng. Bởi vì trong kỳ kinh nguyệt sẽ có xuất huyết hạ thân, không chỉ làm ô nhiễm nước trong bể bơi mà khả năng miễn dịch ở giai đoạn này tương đối thấp, nếu ngâm nước lâu rất dễ bị cảm lạnh.
Trong thời kỳ rụng trứng, sức đề kháng với mầm bệnh của phụ nữ sẽ suy giảm, đi bơi vào thời điểm này rất dễ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục và bệnh phụ khoa.
2. Phụ nữ bị bệnh bị nghiêm cấm xuống nước
Nếu bạn mắc các bệnh phụ khoa hoặc bệnh lây truyền qua đường tình dục thì tuyệt đối không được xuống nước bơi lội. Điều này không chỉ khiến người khác có nguy cơ bị nhiễm trùng mà còn làm tăng tình trạng viêm nhiễm trong cơ thể.
Trong nước bể bơi nhiều người ra vào để lại một số thứ bẩn thỉu, nếu bạn mắc bệnh phụ khoa sẽ càng làm cho tình trạng bệnh nặng hơn.
3. Mặc đồ lót vào
Một số phụ nữ sẽ cởi nội y khi mặc áo tắm, vì áo tắm được thiết kế giống như đồ lót, nhiều người sẽ trực tiếp mặc quần bơi vào cho thuận tiện. Nếu làm như vậy rất dễ tạo cơ hội cho những thứ dơ bẩn xâm nhập. Do đó, hãy cố gắng mặc đồ lót khi đi bơi, nó không chỉ tạo thêm một lớp bảo vệ cho âm hộ mà còn ngăn một số vật bẩn xâm nhập vào tử cung qua đường âm đạo.
4. Tắm sau khi bơi
Tắm rửa sạch sẽ sau mỗi lần bơi để có thể rửa sạch một số chất bẩn bám trên bề mặt cơ thể, đặc biệt chú ý vệ sinh bộ phận sinh dục, vì lông ở bộ phận sinh dục tương đối chắc khỏe, rất dễ bám một số chất bẩn.
Khi vệ sinh, đầu tiên rửa sạch tay, sau đó xoa nhẹ vùng lông mu, cuối cùng rửa kỹ bằng nước.
Mặc dù bơi lội có nhiều lợi ích nhưng chị em cũng phải chú ý đến việc vệ sinh cá nhân khi đi bơi, cố gắng chọn những bể bơi thông thường và được tiệt trùng kỹ càng, tắm rửa ngay sau khi bơi và thay quần áo sạch sẽ. Nếu không chú ý đến một số chi tiết nhỏ, bạn có thể bị lây nhiễm các bệnh phụ khoa.
Bunny (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)