Bảo quản thuốc tại nhà chính là việc lưu trữ và giữ cho thuốc trong thời gian chưa sử dụng tới hoặc sử dụng chưa hết. Việc bảo quản thuốc cũng là một bước cần thiết trong việc chữa bệnh hiệu quả.
Trước khi bảo quản thuốc, điều đầu tiên bạn cần nhớ là các thông tin ghi trên nhãn thuốc về hạn sử dụng, nhiệt độ bảo quản để đảm bảo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất. Phải ghi rõ và thường xuyên theo dõi hạn dùng, khi phát hiện quá hạn phải bỏ ngay. Bạn cũng không nên cho nhiều loại thuốc vào chung một lọ vì có thể gây những phản ứng hóa học giữa các thuốc với nhau.
Bạn nên mua hoặc đóng một tủ thuốc treo trên tường, nhất là những gia đình có trẻ nhỏ thì chú ý phải để thuốc xa tầm tay của trẻ. Tủ nên chia làm nhiều ngăn, mỗi ngăn để một loại thuốc. Bạn có thể viết và dán nhãn cho từng ngăn như thuốc cảm cúm, thuốc tiêu chảy, thuốc nhức đầu... Như vậy, mỗi lần tìm sẽ rất nhanh và tiện lợi.
Đối với những loại thuốc không còn tờ hướng dẫn sử dụng hay vỏ hộp thì bạn cần chú ý phải hỏi kĩ bác sĩ, dược sĩ về liều lượng dùng, thực phẩm cần tránh khi uống thuốc và những tác dụng phụ. Ghi chép đầy đủ và rõ ràng tất cả những thông tin này để dán ngoài ngăn thuốc.
Đây là sai lầm rất nhiều người mắc phải. Khi dùng thuốc, bạn cần phải tuân thủ liều lượng bác sĩ đã chỉ định và uống cho hết thời gian trị liệu, dù cảm thấy đã khỏi thì bạn cũng không được ngừng uống giữa chừng. Bởi như vậy, rất dễ bị nhờn thuốc và lần điều trị sau sẽ mất nhiều thời gian hơn.
Bạn cần lưu ý đối với những loại dược phẩm cần để trong tủ lạnh (thường là chế phẩm kháng sinh dạng lỏng), không để ở ngăn đá mà cần để ở ngăn lạnh. Sau khi lấy ra khỏi tủ, nếu chế phẩm hơi đặc, khó lấy thuốc ra khỏi lọ, bạn hãy lắc mạnh lọ hoặc đặt đáy lọ thuốc lên một cốc nước ấm chứ không được dội nước nóng lên trên lọ thuốc.
Minh Huệ (Theo Giadinhvietnam.com)