Quả mướp
Thông thường, mướp là một loại rau hơi ngọt, có mùi thơm nhẹ, ăn thanh mát. Nhưng nếu bạn thấy mướp có vị hơi đắng thì tốt nhất nên vứt bỏ và không bao giờ ăn loại mướp như vậy nữa bởi vị đắng này được tạo ra từ chất kiềm glycoalkaloids - một chất hóa học độc hại thuộc nhóm alkaloids. Việc ăn quá nhiều alkaloids có tính kiềm glycolysis dễ khiến cơ thể con người bị ngộ độc, vì vậy tốt nhất không nên ăn mướp có vị đắng.
Quả bầu
(Ảnh minh họa)
Quả bầu đắng cũng sẽ ẩn chứa độc tố giống như quả bầu nậm. Quả bầu ngọt với quả bầu bị đắng nhìn bề ngoài cũng khó có thể phân biệt. Trước khi nấu, chúng ta nên gọt một miếng nhỏ rồi chấm thử vào đầu lưỡi để cảm nhận vị. Nếu nó có vị đắng, tuyệt đối không nên sử dụng tiếp.
Khi ăn phải với một lượng nhất định, chúng ta sẽ có khả năng bị ngộ độc thực phẩm, cảm thấy chóng mặt, tiêu chảy, buồn nôn, đau bụng, bị choáng, thậm chí tử vong. Vậy nên, những quả bầu bị đắng tuyệt đối không được ăn.
Quả dưa lê
(Ảnh minh họa)
Dưa lê cũng là một loại thực phẩm ăn quả thuộc họ bầu bí, chỉ ăn được nó sau khi đã chín, vị rất ngọt nhưng không phải loại quả nào cũng ngọt.
Dưa lê bị phun quá nhiều thuốc trừ sâu sẽ có vị đắng. Do đó, nếu thấy dưa có vị đắng thì không nên ăn, đặc biệt là khi phần ruột quả có vị đắng, tốt nhất nên vứt bỏ.
Những loại rau, củ, quả có vị đắng tự nhiên, tốt cho sức khỏe
Mướp đắng
(Ảnh minh họa)
Mướp đắng, hay khổ qua, là một loại dưa có màu xanh, hình dạng tương tự dưa chuột nhưng vỏ sần sùi và có vị rất đắng. Mướp đắng chứa nhiều chất phytochemical - như triterpenoids, polyphenol và flavonoid, đã được chứng minh làm chậm quá trình phát triển của các loại ung thư. Loại củ quả này cũng được dùng để giảm lượng đường trong máu ở những người mắc bệnh tiểu đường.
Rau cải đắng
(Ảnh minh họa)
Có nhiều loại rau họ cải mang vị đắng như: bông cải xanh, cải mầm Brussels, bắp cải, cải xoăn, củ cải và xà lách. Dành cho những ai còn băn khoăn thực phẩm đắng có tốt không, loại rau cải này có chứa hợp chất glucosinolates - tạo vị đắng và mang đến nhiều lợi ích sức khỏe.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng glucosinolates có thể làm chậm sự phát triển và lan rộng của các tế bào ung thư. Một số dữ liệu cho thấy người ăn nhiều rau cải có nguy cơ mắc bệnh ung thư thấp hơn.
Rau má
(Ảnh minh họa)
Rau má có tính hàn (lạnh), tân (cay), khổ (đắng). Khi ăn ở dạng tươi như một loại rau, người ta cho rằng nó giúp cho việc duy trì sự trẻ trung. Nước sắc từ lá rau má được coi là có tác dụng hạ huyết áp. Loại nước sắc này cũng được coi là một loại thuốc bổ dưỡng để có sức khỏe tốt (tăng trí nhớ, thị lực). Loại thuốc đắp từ lá cũng được dùng để điều trị những chỗ đau, hạ sốt. Nó còn được dùng trong điều trị các chứng phù; viêm thanh quản, tĩnh mạch, phế quản; các bệnh trĩ, phong, eczema hay vẩy nến; giải ngộ độc sắn và lợi tiểu.
Hạ Tú (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)