1. Cà chua
Cà chua chín có chứa nhiều axit tannic tập trung dưới vỏ. Khi xanh, chất này chủ yếu tập trung trong ruột cà chua nhưng lại dồn dần về phía vỏ khi chín. Axit tannic có thể phản ứng mạnh với protein trong các thực phẩm khác, tạo kết tủa, gây tức bụng, chướng bụng, rối loạn tiêu hóa. Thêm vào đó, vỏ cà chua không thể tiêu hóa nên dù lớp vỏ này rất mỏng manh, bạn cũng nên loại bỏ chúng trước khi ăn.
2. Khoai lang
Khoai lang phát triển ẩn trong đất nên lớn vỏ là phần tiếp xúc trực tiếp với đất, hút chất dinh dưỡng cũng như vô số chất độc hại. Lớp vỏ này chứa kẽm, là tác nhân gây các chứng rối loạn dạ dày, rối loạn chức năng gan hoặc ngộ độc thực phẩm cho một số người.
3. Khoai tây
Vỏ khoai tây chứa acaloit, chất này tích lũy lâu dài trong cơ thể có thể khiến da xanh xao, thể trạng yếu dần. Ngoài ra, cũng giống khoai lang, khoai tây sinh trưởng trong đất nên phần vỏ tiếp xúc trực tiếp dễ tích tụ nhiều chất độc hại.
4. Sắn
Sắn là thực phẩm dễ gây ngộ độc thực phẩm hơn cả nếu ăn cả vẻ. Ngộ đốc sắn là ngộ độc cyanid hay còn gọi là acid hydrocyanic. Người bị ngộ độc do rửa và ngâm sắn không kỹ, ăn cả vỏ hoặc luộc sắn cả vỏ. Lượng chất độc tập trung ở vỏ sắn là lớn nhất trong toàn bộ củ sắn. Trong vỏ sắn có 2 hetorozit bị thuỷ phân trong nước thành axít cyanhydric (CNH) ceton và glucose. Nếu bóc vỏ sắn và ngâm nước trước khi luộc thì chất độc sẽ mất đi.
5. Quả hồng
Giống như cà chua, vỏ hồng chứa một lượng tannin nhất định không tốt cho dạ dày, dễ gây sỏi trong dạ dày. Phần lớn tanin trong quả hồng đều tập trung ở phần vỏ, khi khử vị chát của hồng, không thể khử sạch toàn bộ tanin trong đó. Vì vậy khi ăn hồng cũng nên gọt vỏ thật sạch.
6. Củ mã thầy
Vỏ củ mã thầy chứa rất nhiều vi sinh vật nhỏ gây hại cho các cơ quan tiêu hóa. Ngoài ra, vỏ mã thầy có thể chứa ký sinh trùng, do đó cần phải rửa sạch bằng nước đun sôi để tránh các vi sinh vật, ký sinh trùng còn bám trên vỏ rồi mới gọt vỏ, để tránh nhiễm vi sinh vào ruột củ.
Depplus.vn/MASK