Ấu trùng ruồi trâu trong mắt
Hầu như mọi người đều trải qua những cảm giác khó chịu khi có thứ gì đó trong mắt mình. Thông thường, sau một lúc nháy và chảy nước mắt, bạn có thể loại bỏ.
Ký sinh trùng ruồi trâu trong mắt người.
Tuy nhiên, loài ruồi trâu sau khi bám vào cơ thể người mà chúng ta không hề biết đến, nó sẽ đẻ trứng ngay tại đó. Sau khoảng thời gian ký sinh bằng việc lấy chất dinh dưỡng, nó sẽ lớn lên và bò ra ngoài, thậm chí gây bệnh đến nội tạng cơ thể.
Ký sinh trùng ruồi trâu trên đỉnh đầu người.
Giòi ruồi trong tai
Một người đàn ông ở Ấn Độ tới bệnh viện phàn nàn về cơn đau tai. Khi kiểm tra, bác sĩ đã nhìn thấy hàng trăm con ấu trùng ruồi trên da người đàn ông. Nếu không kịp phát hiện và loại bỏ, chúng có thể ăn sâu vào não và giết người đàn ông này.
Ký sinh trùng Loa Loa
Loa Loa là một trong ba loài giun tròn ký sinh trùng gây ra bệnh giun tròn ký sinh ở người. Chúng được quan sát rõ nhất khi di chuyển qua các mô kết mạc ở mắt, do đó, chúng còn có tên gọi là giun mắt châu Phi.
Qua nghiên cứu, các chuyên gia nhận thấy, loài ký sinh trùng này sẽ xâm nhập vào cơ thể người thông qua vết cắn của một chú ruồi nai.
Tuy không thực sự ảnh hưởng đến tầm nhìn của bệnh nhân nhưng khi Loa Loa di chuyển sẽ gây ra sự khó chịu, cộm mắt, đau đớn cho người bệnh.
Ký sinh trùng Loa Loa trong mắt bệnh nhân.
Bên cạnh đó, ký sinh trùng Loa Loa luôn di chuyển tới nơi có mô cho đến khi trưởng thành. Khoảng thời gian này có thể kéo dài từ 1 - 4 năm, khi đã "lớn", chúng sẽ tiếp tục di chuyển ở các mô dưới da, giao phối và đẻ trứng.
Ký sinh trùng Leishmania - ăn mòn cơ thể người
Loại ký sinh trùng đơn bào này là nguyên nhân gây ra căn bệnh nhiệt đen (Leishmania) - loại bệnh được truyền từ động vật sang người, chủ yếu là vết đốt của loài muỗi cát.
Sau khoảng thời gian ủ bệnh, ký sinh trùng này sẽ gây ra những vết đỏ lớn trên da, sau đó vùng da đốt chuyển màu đen. Bệnh nhân sẽ trải qua cơn sốt cao, mệt mỏi, thiếu máu.
Tổn thương do ký sinh trùng Leishmania gây ra trên cơ thể người.
Nếu không được chữa trị kịp thời, loại ký sinh trùng này sẽ ăn dần ăn mòn các tế bào miễn dịch, tạo cơ hội để những ký sinh trùng khác tấn công, có thể gây ra viêm phổi, tỷ lệ tử vong sẽ lên tới 100%.
Sán dây trong ruột
Sán dây trong ruột người.
Sán dây là những sinh vật ký sinh thường được tìm thấy trong ruột của con người và chúng có thể sống đến 25 năm trong đó. Tính trung bình, sán dây ở người dài một vài mét, nhưng trường hợp sán dây dài nhất từng được tìm thấy dài tới 25 m.
Giun trong thận
Tháng 11/2014, một người phụ nữ 76 tuổi ở Cộng hòa Séc bị đau ruột nặng và ra máu khi đi tiểu. Các bác sĩ đã tìm thấy hai con giun dài khoảng 10 cm trong thận của bà. Họ cho rằng những con giun này đã xâm nhập vào cơ thể người phụ nữ sau khi bà ăn cá mà không được nấu chín đúng cách.
Giun móc
Những ký sinh trùng ngấm ngầm như giun móc rất nguy hiểm vì chúng thường không thể hiện bất kỳ triệu chứng rõ ràng nào trong vật chủ cho đến khi nhận thấy sự phá hoại giai đoạn cuối.
Những ký sinh trùng ngấm ngầm như giun móc rất nguy hiểm
Ban đầu sau khi ở bên trong cơ thể người, chúng sẽ tự bám vào thành ruột và bắt đầu “bòn rút” ra máu, có thể dẫn đến thiếu máu hoặc thiếu hụt protein. Hai loài giun móc phổ biến là Ancylostoma duodenale và Necator americanus.
Giun Guinea
Căn bệnh này được gây ra bởi một bệnh nhiễm trùng do giun guinea, tên gọi khác là Dracunculiasis.
Giun guinea (màu trắng) đang chui ra khỏi chân người bệnh.
Một người trở nên bị nhiễm bệnh khi họ uống nước có chứa bọ chét nước bị nhiễm ấu trùng giun guinea. Ban đầu không có triệu chứng. Khoảng một năm sau đó,thì những con sâu sau đó đi ra khỏi da trong vài tuần.
Theo Khoevadep.com.vn