1. Thịt và gia cầm chưa nấu chín
Ăn thịt nấu chưa chín, kể cả thịt gia cầm sẽ là một cách dễ bị ngộ độc nhất. Thịt và thịt gia cầm có chứa vi khuẩn như E. coli, salmonella và campylobacter, vì vậy nếu thịt bò hoặc thịt gà nấu chưa chín kĩ, các vi khuẩn này chưa bị tiêu diệt thì sẽ có cơ hội gây bệnh khi xâm nhập được vào cơ thể người. Điều này có thể đặc biệt nguy hiểm với trẻ em, người già và phụ nữ đang mang thai vì những đối tượng này có hệ thống miễn dịch đã bị suy yếu hơn.
2. Thực phẩm thái sẵn
Chúng có thể gây nhiễm khuẩn Listeria, dẫn đến tiêu chảy, sốt, các triệu chứng đường ruột và đau cơ. Nếu bạn mua thịt từ cửa hàng, hãy đảm bảo là họ dùng dao sạch để thái.
3. Trai, hến
Trai không tự nó tiết ra độc tố nhưng các loại thức ăn của trai, trong đó có một số loại tảo, có chứa chất độc. Các loại chất độc này không thể bị phân hủy ở nhiệt độ cao, nên ngay cả khi đã nấu kĩ, chúng ta vẫn có nguy cơ bị trúng độc. Cách duy nhất để tránh bị ngộ độc là vệ sinh thật kĩ càng khi sơ chế chuẩn bị cho chế biến.
Nên loại bỏ “túi phân” của trai trai trước khi mang đi chế biến vì đây là nơi chứa thức ăn và chất cặn bã trai chưa kịp thải ra ngoài. Làm như vậy sẽ giảm thiểu được rủi ro trúng độc của tảo.
4. Dưa muối chưa kĩ
Các loại dưa muối nói chung (kể cả cà muối) là thực phẩm được chế biến bằng cách sử dụng muối trộn chung với một số thân, lá, hoa, quả, củ để làm lên men chua dưới tác dụng của một số vi sinh vật. Ăn dưa muối đem lại nhiều tác dụng tích cực cho cơ thể và bữa ăn hàng ngày.
Dù có những tác dụng như trên nhưng nếu không biết sử dụng đúng cách thì dưa muối đôi khi lại trở thành thứ gây hại. Bởi vì trong một vài ngày đầu muối dưa, vi sinh vật sẽ chuyển hóa nitrat trong các nguyên liệu thành nitric, làm hàm lượng nitric tăng cao, độ pH giảm dần (có nghĩa là độ chua tăng dần lên). Ăn dưa ở giai đoạn này thì có vị cay, hăng, hơi đắng vì chưa đạt yêu cầu. Loại dưa này chứa nhiều nitrate, ăn vào rất có hại cho cơ thể.
5. Trứng
Trứng là một nguyên nhân phổ biến gây ngộ độc salmonella. Trong khi các vi khuẩn có thể được tìm thấy bên ngoài của vỏ trứng là nhiều những không có nghĩa là không có bên trong trứng. Các vi khuẩn này thường được truyền từ gà mái mẹ sang trứng từ trước khi vỏ trứng hình thành.
6. Giá đỗ
Là thực phẩm có giá trị cao cho sức khỏe nhưng cũng có thể gây ngộ độc do hạt đậu làm giá bị nhiễm độc từ đồng ruộng hoặc do người làm giá sử dụng nước ô nhiễm để tưới. Hơn nữa, khí hậu ấm ở nước ta rất dễ “gieo mầm” cho vi khuẩn. FDA đề nghị người già, trẻ em hoặc những người bị suy hệ miễn dịch không nên ăn giá tươi mà nên luộc rồi mới ăn.
7. Gừng héo
Gừng tươi là thực phẩm không nên để lâu bởi sau một vài ngày nó sẽ bị mềm, tóp đi và hỏng dần ở các nhánh nhỏ và các vết cắt, nếu vì tiếc rẻ mà cố cắt bỏ phần hỏng và dùng tiếp phần nguyên vẹn của củ gừng thì bạn nên biết rằng, theo một số nghiên cứu thấy rằng do quá trình dập nát, cũ hỏng mà bên trong củ gừng đã xảy ra một chất độc hại có tên là shikimol. Chất này nằm trong cả củ gừng chứ không phải chỉ ở phần giập nát nên không thể cắt bỏ hết. Đây là hoạt chất với độc tính rất cao có thể gây sự biến đổi tế bào gan của một người đang khoẻ mạnh, cho dù lượng chất này có thể bị hấp thụ rất ít.
8. Cà chua
Trái cây và rau quả thường là nguyên nhân gây ra ngộ độc thực phẩm bởi vì rất nhiều người có thói quen ăn sống rau củ quả. Cà chua không nằm trong ngoại lệ bởi cà chua thường bị nhiễm khuẩn salmonella (bệnh viêm dạ dày ruột).
9. Kem
Kem lạnh thường bị nhiễm vi khuẩn Salmonella và Staphylococcus. Những bà nội trợ thích làm kem tại gia, nếu sử dụng trứng sống thì cũng rất dễ bị dính Salmonella.
10. Khoai tây
Nếu khoai tây được nấu chín thì không hề hấn gì. Tuy nhiên, một số thực khách lại muốn làm món salad (rau cải sống trộn chua). Khoai tây cũng rất dễ nhiễm những loại vi khuẩn như Listeria, Shigella, E. coli và Salmonella.
Depplus.vn