Vô cảm trước những cái chết?
Không ai là người đối mặt với sự sống và cái chết nhiều như là bác sĩ nhất là những người làm việc ở phòng hồi sức cấp cứu. Sự sống của người bệnh mong manh chỉ trong gang tấc, tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý và sự cứu chữa kịp thời của bác sĩ.
Người làm nghề y phải đối diện với người chết từng ngày, từng giờ. Người ngoài ngành y nhìn người chết thì sợ chứ nhân viên Y tế thì quen với cảnh “sinh ly tử biệt”. Nên cái cảm giác “các y bác sĩ đã hết lòng tận tình cứu chữa nhưng không có cách nào khác, tiên lượng bệnh xấu” là việc thường ngày ở bệnh viện.
Làm nghề y phải có trái tim nóng và cái đầu lạnh?
Một sinh viên Y Khoa Pasteur lần đầu đi thực tập bệnh viện đã sốc nặng khi chứng kiến cảnh máu, người chết, thân nhân người chết kêu gào la hét trong phòng cấp cứu. Chị vợ người bệnh nhân xấu số gào thét: “Sao các anh không cứu được chồng tôi, nghề y các anh vô cảm nên không biết con mất cha, vợ mất chồng đau đớn như thế nào đâu? Các người phải chịu trách nhiệm…”.
Cậu sinh viên Y khoa Pasteur bối rối, có phần sợ hãi không biết gì khi nỗi đau tột cùng của một người vợ vừa mất chồng. Đó chỉ là câu chuyện trong số những chuyện hàng ngày mà người làm ngành y gặp phải. Phải chăng họ vô cảm trước cái chết hay là vì họ đã quá quen với cảnh tượng này? Đó là việc đương nhiên trong nghề y. Có người được cứu sống và cũng có người không thể cứu sống được nên họ phải quen với nỗi đau khi chứng kiến cảnh con mất cha mẹ?.
Trong sâu thẳm trái tim người thầy thuốc khi chứng kiến cảnh vô phương cứu chữa họ vẫn có những cảm giác buồn, đau nhưng không bộc lộ ra ngoài bởi người làm nghề y họ đã được đào tạo “kỹ năng giao tiếp với người bệnh”. Chỉ một sơ suất cũng khiến họ “mất việc”. Có những Y sĩ đa khoa sau khi thấy không phù hợp với nghề y, học chuyển đổi sang nghề dược chia sẻ rằng: nghề y bạc bẽo lắm, khi bạn làm tốt thì không có đến một lời khen vì là công việc đương nhiên phải làm nhưng khi sơ suất mắc lỗi thì có thể bị mắng chửi thậm chí là bị hành hung và rủi ro bị cấm không được hành nghề y nữa.
Nói lời cảm ơn mà chẳng cảm ơn?
Tâm lý của đa số mọi người vào bệnh viện là phải đưa phong bì cho bác sĩ thì người thân của mình mới không được chăm sóc tận tình. Họ vội vàng dúi vào tay bác sĩ, nhân viên y tế phong bì: “mong bác sĩ nhận cho, em cảm ơn bác sĩ”… hoặc là nhiều câu khác. Nhưng điều lạ là họ đều không có phản ứng vui mừng nếu người họ muốn cảm ơn lẳng lặng nhận hoặc từ chối. “Thư cảm ơn” là thói quen từ bao lâu nay ngấm vào máu của người dân ta khi vào bệnh viện. Chính thói quen ấy đã làm “hư” một số cán bộ Y tế mặc dù họ không đòi hỏi thân nhân người bệnh “cảm ơn”.
Chỉ ai làm nghề y mới hiểu cảm giác đau lòng khi không thể ở bên chăm sóc bố, mẹ, vợ, chồng thậm chí con của mình lúc ốm mà hàng ngày vẫn phải chăm sóc bệnh nhân bất kể ngày đêm.
Bác sĩ CKI Linh Thị Công chia sẻ rằng, đại đa số những người làm nghề y đều có tâm đức luôn hết lòng vì người bệnh, từng ngày lo lắng và quan tâm cho bệnh nhân vì đó là đạo đức y nghiệp và họ đã đọc lời thề ngành y Hippocrates khi học Trường Trung cấp Y khoa Pasteur.
Nếu bạn là người có tâm đức hãy chọn học ngành y, làm nghề y không giàu về tiền bạc nhưng giàu về lòng nhân ái.
HX (Theo Giadinhvietnam.com)