Nốt phổi lành tính
Nốt phổi xuất hiện do nhiều nguyên nhân như viêm nhiễm, vôi hóa, u xơ.... Việc người già có nốt phổi lành tính không phải là đều gì đó quá ghê gớm nên chẳng cần điều trị đặc hiệu. Do đó, nếu có nốt phổi lành tính, bạn đừng có đi tìm một số bài thuốc dân gian hay là mua sản phẩm chăm sóc sức khỏe về dùng làm gì. Bởi, nó không trị tận gốc được, ngược lại còn có khả năng gây hại cho sức khỏe.
Nhân giáp lành tính
Các bệnh liên quan tới tuyến giáp thường xuất hiện ở phụ nữ là chính và phổ biến hơn ở người già. Việc người già phát hiện có nhân giáp cũng không quá đáng lo ngại. Nhất là khi nó là những nhân giáp lành tính.
Có những người khi biết mình có nhân giáp thì mất ăn mất ngủ nhưng trên thực tế bệnh này không quá nguy hiểm. Bởi, kể cả có tiến triển thành ung thư thì khả năng sống vẫn rất cao.
Suy giảm trí nhớ
Nhiều người lớn tuổi bị suy giảm trí nhớ, khó tập trung, hay quên quên nhớ nhớ. Vì sợ bị đột quỵ nên tìm tới bệnh viện để chụp chiếu, kết quả không có dấu hiệu đột quỵ nhưng nguy cơ teo não cao.
Teo não là dấu hiệu của tình trạng thoái hóa não. Đây là căn bệnh phổ biến ở người già. Theo lẽ tự nhiên, càng về già, não bộ càng không thể minh mẫn được như thời còn son trẻ. Vậy nên, theo thời gian, khi chúng ta già đi, sức khỏe não bộ cũng sẽ kém hơn. Bởi vậy, nếu có bệnh này khi về già, thay vì đau khổ tìm cách chạy chữa, hãy chấp nhận sống chung.
Táo bón ở người cao tuổi
Triệu chứng táo bón ở người già thì là chuyện thường tình. Điều này được lý giải như sau: Khi cơ thể già đi, chức năng nhu động của đường ruột ngày càng kém hơn. Lúc này, khả năng co bóp của dạ dày chẳng thể được như xưa nữa. Thế nên, tình trạng táo bón xảy ra là lẽ thường tình.
Táo bón ở người già không có thuốc điều trị đặc hiệu. Vì thế, người già chỉ có thể cải thiện thông qua việc duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh, uống nhiều nước, ăn nhiều rau. Nếu quá mức thì có thể sử dụng một số loại thuốc kích thích nhu động ruột, thuốc nhuận tràng để giảm táo bón.
Gai xương
Gai xương thường phát triển dọc theo các cạnh của xương ở dạng xương lồi ra. Gai xương hay xuất hiện ở khớp nơi hai đầu xương gặp nhau, có thể hình thành ở xương các chi hay đốt của cột sống.
Khi nghe tới gai xương, nhiều người bày tỏ mối lo ngại và nghĩ nó là bệnh nguy hiểm nên cần phẫu thuật cắt bỏ. Song, trên thực tế, điều đó không cần thiết. Bởi, gai xương đa số không gây ra triệu chứng đặc biệt nguy hiểm gì cả.
Tường San (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)