Phổi là một trong những cơ quan quan trọng nhất của cơ thể, đóng vai trò như một trung tâm lọc không khí, giúp chúng ta hô hấp. Mỗi ngày, phổi của chúng ta làm sạch không khí ô nhiễm, bụi bẩn và các hạt lạ khác trước khi đưa oxy vào máu. Tuy nhiên, khói thuốc lá chứa hàng ngàn hợp chất độc hại có thể phá hủy cấu trúc phổi và làm suy giảm chức năng của nó.
Bất chấp những điều này, có những trường hợp ngoại lệ, ví dụ như một người đàn ông đã hút thuốc trong suốt 26 năm nhưng phổi vẫn không hề bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Điều này có thể là do sự kết hợp của yếu tố gen di truyền, lối sống và thực hiện các biện pháp bảo vệ phổi theo đúng chỉ dẫn của các chuyên gia y tế.
Theo bác sĩ khoa nội của một bệnh viện danh tiếng, dù rằng trường hợp của ông là hiếm, nhưng có thể học hỏi từ đó để nuôi dưỡng và bảo vệ phổi dù cho có hút thuốc. Dưới đây là 6 thói quen mà ông đã theo đuổi để bảo vệ phổi của mình.
Tăng cường thời gian vận động hàng ngày
Hãy tưởng tượng bạn đang chạy bộ dưới ánh nắng buổi sáng tại một công viên xanh mướt, không khí trong lành chạm vào từng thớ phổi, mang lại sức sống cho cả một ngày dài. Hoạt động thể chất không những giúp cải thiện chức năng tim và phổi mà còn khiến tâm trạng trở nên phấn chấn.
Chú ý đến thực phẩm bổ phổi trong ăn uống
Có một số thực phẩm được cho là có lợi cho phổi như táo, lê, bí ngô, cà rốt, và các loại rau có màu xanh đậm như cải bó xôi. Các thực phẩm này giàu chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ phổi khỏi tác hại của các gốc tự do và ô nhiễm không khí.
Giảm tần suất hút thuốc
Mỗi điếu thuốc đều mang lại hại cho phổi. Vì vậy, chúng ta nên hạn chế hút thuốc để bảo vệ sức khỏe phổi. Khi cảm thấy khó cưỡng lại việc hút thuốc, hãy nhớ rằng sức khỏe phổi quý giá hơn nhiều so với sự thỏa mãn tức thì.
Thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ
Kiểm tra sức khỏe thường xuyên giúp chúng ta nắm bắt tình trạng sức khỏe phổi và phát hiện kịp thời những vấn đề tiềm ẩn, từ đó có những biện pháp can thiệp phù hợp.
Uống nhiều nước
Việc đảm bảo cung cấp đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể giúp duy trì độ ẩm cho đường hô hấp, từ đó giảm thiểu các triệu chứng khó chịu như ho do khô cổ.
Không tái sử dụng điếu thuốc đã tắt
Khi thuốc lá được đốt cháy, nó tạo ra hàng ngàn hóa chất độc hại, trong đó có nhựa đường, nicotin và các hóa chất gây ung thư. Khi bạn tái sử dụng đầu điếu thuốc lá, các chất độc hại này có thể tập trung lại ở mức độ cao hơn, vì chúng đã bị giải phóng một phần trong quá trình hút ban đầu và bám lại trên đầu điếu. Khi tái sử dụng, bạn không chỉ hít phải khói thuốc mà còn hít phải lượng chất độc hại đã tăng lên này.
Nguyễn Giang (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)