Đau vùng thượng vị
Đây là dấu hiệu thường gặp nhất ở bệnh nhân đau dạ dày, cảm giác đau âm ỉ, đau nóng rát và tức vùng bụng khiến người bệnh rất khó chịu. Vị trí đau tập trung nhất là vùng bụng đến ngực, đôi khi có thể lan đến cả sau lưng.
Đau vùng thượng vị ở bệnh nhân đau dạ dày có tính chất cấp tính, nghĩa là xảy ra theo từng đợt. Triệu chứng thường xuất hiện và kéo dài từ 1 - 2 tuần, sau đó giảm dần và biến mất cho đến đợt cấp tính sau.
Tuy nhiên, chỉ dựa trên triệu chứng này rất khó xác định bệnh nhân bị đau dạ dày hay bệnh lý tiêu hóa, thậm chí là rối loạn tiêu hóa cấp tính. Vì thế cần kết hợp với triệu chứng khác và đôi khi cần xét nghiệm để chẩn đoán.
Hôi miệng rõ rệt
(Ảnh minh họa)
Một trong những dấu hiệu điển hình cảnh báo người đau dạ dày bị nhiễm vi khuẩn HP chính là hôi miệng. Tuy vậy, không phải ai cũng biết điều này, nên thường chủ quan bỏ qua và nghĩ đó là những dấu hiệu của bệnh lý răng miệng bình thường.
Chứng hôi miệng do bệnh đau dạ dày có nguồn gốc từ một loại vi khuẩn mang tên Helicobacter pylori (HP) – là nguyên nhân của 85% trường hợp bị viêm loét dạ dày.
Người bị đau dạ dày thường thay bị trào ngược thực quản. Thức ăn sau khi vào tới dạ dày dễ bị trôi ngược trở lại thực quản và có thể đẩy lên khoang miệng kéo theo dịch vị và cả vi khuẩn HP. Khi loại vi khuẩn này ở trong miệng, nó sẽ bám vào lưỡi, lợi hay các kẽ răng để kí sinh.
Suy nhược cơ thể, chán ăn
(Ảnh minh họa)
Tình trạng cơ thể suy nhược, chán ăn là biểu hiện đau dạ dày trong một khoảng thời gian dài. Dạ dày bị tổn thương thời gian dài dần dần sẽ không thể hoạt động bình thường được nữa, khả năng co bóp và tiêu hóa thức ăn kém đi. Tiêu hóa kém dẫn tới tình trạng chán ăn, hấp thu kém và làm cơ thể bị suy nhược.
Chú ý 2 điểm, dạ dày có thể khỏe lại
Bỏ thuốc lá và hạn chế rượu bia
(Ảnh minh họa)
Ai cũng biết tác hại của việc hút thuốc lá, uống rượu bia quá mức rất dễ gây hại cho cơ thể. Qua thực hành nội soi dạ dày cho thấy tỷ lệ mắc bệnh viêm teo dạ dày ở nam thanh niên là rất cao. Mức độ nghiêm trọng thường liên quan đến hút thuốc và uống rượu. Các chuyên gia về sức khỏe khuyến cáo mọi người nên bỏ thuốc lá, hạn chế rượu bia và thiết lập chế độ ăn uống khoa học, tránh ăn quá cay, nóng và các chất kích thích.
Tập thể dục thường xuyên
Tập thể dục thường xuyên cũng có thể giúp thúc đẩy hoạt động của chức năng dạ dày, giúp cải thiện khả năng miễn dịch của dạ dày, do đó làm giảm sự sinh sản của một số vi trùng trong môi trường dạ dày, giúp sức khỏe dạ dày được đảm bảo hơn.
Hạ Tú (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)