Trên thực tế, nếu lượng đường trong máu quá cao, cơ thể cũng sẽ gửi cho bạn nhiều tín hiệu, xin đừng bỏ qua. Đặc biệt nếu có 2 vết “ngứa” này, khả năng bạn bị tiểu đường rất cao, hãy đến gặp bác sĩ sớm nhất có thể.
Da ngứa bất thường
Ngứa da nhiều người sẽ cho rằng bệnh ngoài da nào đó, ít người liên tưởng đến việc đường huyết gặp vấn đề.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia về sức khỏe, nếu đường huyết trong cơ thể tăng cao sẽ làm tăng lượng nước tiểu khiến cơ thể rơi vào tình trạng mất nước, da sẽ rất khô và ngứa.
Ngoài ra, lượng đường trong máu cao sẽ gây kích ứng lớn cho các mô thần kinh xung quanh, ngứa da một cách bất thường. Vì vậy, khi điều này xảy ra, tôi rất tiếc phải thông báo với bạn: đó có thể là một dấu hiệu quan trọng của lượng đường huyết trong cơ thể quá cao, hãy đến gặp bác sĩ kiểm tra cũng như có hướng điều trị kịp thời.
Ngứa tai
Trong cuộc sống hằng ngày, nếu không vệ sinh tai sạch sẽ, chất bẩn tích tụ lâu ngày trong tai có thể gây ra tình trạng ngứa tai, nói chung là vệ sinh sạch sẽ là sẽ giải tỏa tốt vấn đề này.
Tuy nhiên, các chuyên gia y tế cũng cảnh báo rằng, đường huyết trong cơ thể tăng cao cũng khiến kích thích các tuyến bã nhờn ở tai tiết ra nhiều bụi bẩn, vi khuẩn hơn, gây ra hiện tượng ngứa tai. Nếu rơi vào trường hợp này, tốt nhất bạn nên kiểm tra lại chỉ số đường huyết trong máu, bởi đây là dấu hiệu khá rõ ràng của việc cơ thể có chỉ số đường huyết cao, đừng xem nhẹ mà bỏ qua.
Vì vậy, nếu xảy ra hai tình trạng bất thường trên, có thể là do đường huyết đang gây rối, hãy dùng những thực phẩm này:
Rau và trái cây
Rau và trái cây là nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất, các chất chống oxy hóa và chất xơ chính trong bữa ăn hàng ngày cho người đái tháo đường. Chất xơ giúp hạn chế tăng đường huyết, giảm xơ mỡ mạch máu, ngăn ngừa táo bón.
Vitamin, khoáng chất, các chất chống oxy hóa giúp điều hòa chuyển hóa, bảo vệ các tế bào và thành mạch... Các loại rau chứa khá nhiều chất xơ, vitamin và có ưu điểm là chứa rất ít đường nên người đái tháo đường có thể ăn nhiều rau trong khẩu phần ăn hàng ngày mà không lo tăng đường huyết.
Trái lại với nhóm rau, trái cây chứa khá nhiều đường fructose là loại đường chuyển hóa nhanh nên người có đường huyết cao chỉ nên ăn các loại trái cây ít ngọt, ăn không quá 200 g mỗi ngày. Các loại trái cây nhiều đường như xoài, mít, nhãn, nho, sầu riêng… nên ít hơn 1 lần mỗi 2 tuần và khi ăn phải ăn sau bữa ăn chính.
Các loại trái cây người có đường huyết cao nên chọn là bưởi, thanh long, dưa gang, táo...
Ngũ cốc nguyên hạt
Ngũ cốc nguyên chất chứa hàm lượng chất xơ cao và nhiều chất dinh dưỡng hơn so với các loại ngũ cốc trắng tinh chế.
Ăn một chế độ ăn nhiều chất xơ rất quan trọng đối với những người mắc bệnh tiểu đường vì chất xơ làm chậm quá trình tiêu hóa. Hấp thụ chất dinh dưỡng chậm hơn giúp giữ lượng đường trong máu ổn định.
Lúa mì nguyên hạt và ngũ cốc nguyên hạt thấp hơn trên thang chỉ số đường huyết (GI) so với bánh mì trắng và gạo. Điều này có nghĩa là chúng ít ảnh hưởng đến lượng đường trong máu.
Hạ Tú (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)