Trong dòng chảy của thời gian, trường thọ luôn là chủ đề được mọi người quan tâm. Nhiều người khi về già, để có thể tận hưởng cuộc sống thêm vài năm, đã dùng đủ mọi cách, từ mua các loại thực phẩm chức năng đắt tiền đến thử nghiệm các phương pháp dưỡng sinh kỳ lạ.
Tuy nhiên, một cụ bà tuổi ở Trung Quốc đã chia sẻ bí quyết trường thọ đó là chỉ một chữ: "Lười". Sau 60 tuổi, bà đã sống một cuộc đời khác biệt nhờ triết lý độc đáo này. Dưới đây là 7 điều "lười" cần kiên trì thực hiện nếu muốn sống thọ.
1. "Lười" thức khuya
Thời trẻ, chúng ta thường thức thâu đêm để xem phim, chơi game, làm việc, và ngày hôm sau vẫn có thể tỉnh táo. Nhưng sau 60 tuổi, cơ thể như một con thuyền già nua, không thể chịu đựng được sự mệt mỏi đó nữa. Thức khuya chính là đang rút cạn sức khỏe và năng lượng sống của chúng ta.
Giấc ngủ được coi là "bảo hiểm sức khỏe" miễn phí mà tự nhiên ban tặng. Khi chúng ta chìm vào giấc ngủ sâu, cơ thể giống như một nhà máy vận hành tinh vi, các tế bào bận rộn tự sửa chữa, não bộ cũng âm thầm dọn dẹp "rác" tích tụ trong ngày.
Vì vậy, hãy lên giường trước 10 giờ 30 phút tối, tránh xa các thiết bị điện tử phát ra ánh sáng xanh, ngâm chân nước ấm, nghe một bản nhạc nhẹ nhàng để tạo môi trường tốt nhất cho cơ thể tự phục hồi.
Bạn hoàn toàn có thể giữ gìn sức khỏe, kéo dài tuổi thọ một cách tự nhiên nhất nhờ thay đổi cách sống (Ảnh minh họa)
2. "Lười" tức giận
Trong cuộc sống, chắc hẳn chúng ta đều từng trải qua những lúc nổi giận vì những chuyện nhỏ nhặt, huyết áp tăng vọt, tim đập như trống. Khi tức giận, cơ thể tiết ra một lượng lớn hormone căng thẳng, như thể đốt cháy cơ thể. Về lâu dài, các bệnh nghiêm trọng như tim mạch, đột quỵ có thể âm thầm gõ cửa.
Những người già sống thọ thường thấu hiểu triết lý "lười" tức giận, họ giữ tâm thái bình hòa, không tự làm khổ mình, cũng không so đo với người khác. Ví dụ như bà ngoại tôi, bà luôn nở nụ cười, hiền hậu, gặp chuyện không vui cũng có thể dùng tấm lòng khoan dung, rộng mở để đón nhận và hóa giải. Tâm thái "lười" tranh cãi, giỏi bao dung này không chỉ giúp bà có một cơ thể khỏe mạnh mà còn được mọi người xung quanh kính trọng, nhân duyên cực tốt.
3. "Lười" ăn uống vô độ
Sau 60 tuổi, thói quen ăn uống cũng cần có một sự "thay đổi ngoạn mục". Những người già sống thọ thường biết điểm dừng, mỗi bữa chỉ ăn no bảy phần, chế độ ăn thanh đạm. Nhờ vậy, gánh nặng cho dạ dày giảm đi, cơ thể cũng trở nên nhẹ nhàng hơn.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, kiểm soát chế độ ăn hợp lý không chỉ giúp phòng ngừa hiệu quả các bệnh mãn tính như "tam cao" (mỡ máu, huyết áp, đường huyết) mà còn làm chậm quá trình lão hóa, giúp cơ thể luôn ở trạng thái tốt.
Vì vậy, từ bây giờ, hãy học cách "lười" ăn uống vô độ, ăn nhiều rau tươi, đậu phụ giàu dinh dưỡng và ngũ cốc giàu chất xơ, để cơ thể được "nhẹ nhàng" hơn.
4. "Lười" uống thuốc bừa bãi
Hiện nay, thị trường thực phẩm chức năng hỗn loạn, các loại quảng cáo tràn lan, nhiều người già bị ảnh hưởng, mua theo phong trào, nghĩ rằng uống nhiều sẽ khỏe mạnh và sống lâu.
Bác sĩ nói rằng, dùng thuốc bổ không bằng bổ sung từ thực phẩm, uống thuốc bừa bãi chỉ thêm gánh nặng cho cơ thể, gây hại sức khỏe. Chú trọng điều chỉnh chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt hàng ngày, tình trạng sức khỏe sẽ ngày càng tốt hơn. "Lười" uống thuốc bừa bãi không phải là coi thường sức khỏe, mà là thái độ khoa học và hợp lý với những vấn đề nhỏ của cơ thể. Đôi khi, cơ thể không cần sự can thiệp của thuốc, mà là sự nghỉ ngơi hợp lý và chế độ ăn uống điều độ. Chỉ có như vậy, khả năng tự chữa lành của cơ thể mới được phát huy, giúp chúng ta có được sức khỏe thực sự.
5. "Lười" theo đuổi danh lợi
Thời trẻ, chúng ta bôn ba vì danh lợi, mệt mỏi cả thể xác lẫn tinh thần. Tuy nhiên, khi đến một độ tuổi nhất định, đặc biệt là sau 60 tuổi, chúng ta nên học cách buông bỏ những thứ phù phiếm này, để tâm hồn trở về với sự bình yên, tận hưởng bản chất thực sự của cuộc sống.
Trong hành trình dài của cuộc đời, chúng ta thường lạc lối trong vòng xoáy danh lợi, bận rộn nửa đời người nhưng lại không tìm thấy hạnh phúc và sự mãn nguyện thực sự. Đến tuổi 60, đã đến lúc thay đổi cách sống, nhìn thế giới bằng một góc độ khác. Thư giãn tâm trí, cảm nhận những điều tốt đẹp trong cuộc sống, tận hưởng hương vị của một tách trà, sự thông tuệ của một cuốn sách, hay những giây phút ấm áp bên gia đình và bạn bè.
Những người già sống thọ thường đã nhìn thấu sự hư ảo của danh lợi, không vướng bận vào những tranh đua thế tục, thảnh thơi tận hưởng những khoảng thời gian bình yên. Bởi họ hiểu rằng, danh lợi không bằng một cơ thể khỏe mạnh và một tâm hồn bình an.
6. "Lười" ngồi lâu
Có thể bạn nghĩ rằng, ngồi lâu chỉ khiến lưng đau mỏi, không có gì nghiêm trọng. Nhưng thực tế, ngồi lâu gây hại cho sức khỏe nhiều hơn bạn tưởng. Khoa học đã chứng minh, ngồi lâu là "sát thủ thầm lặng" của sức khỏe, làm tăng đáng kể nguy cơ mắc các bệnh khác nhau.
Đối với người sau 60 tuổi, đi bộ 30 phút mỗi ngày, tập thái cực quyền nhẹ nhàng hay yoga đều là những lựa chọn rất tốt. Những hoạt động tưởng chừng đơn giản này có thể thúc đẩy tuần hoàn máu, tăng cường cơ bắp, giúp khớp linh hoạt và cơ thể tràn đầy năng lượng.
Vì vậy, sau 60 tuổi, chúng ta nên "lười" ngồi lâu, tích cực vận động để bổ sung năng lượng cho cuộc sống khỏe mạnh.
7. "Lười" làm việc quá sức
Người ta thường nói, siêng năng làm giàu, siêng năng sống lâu. Tuy nhiên, đối với người già, làm việc quá sức lại có thể trở thành vật cản của sức khỏe. Nhiều người nghĩ rằng, người sống thọ chắc chắn phải làm việc chăm chỉ cả đời, nhưng thực tế không phải vậy. Những người thực sự sống thọ thường là những "kẻ lười thông minh" biết nghỉ ngơi hợp lý.
Đặc biệt là đối với người già, sau một đời vất vả, chức năng cơ thể dần suy giảm theo năm tháng, lúc này, chúng ta càng nên học cách chậm lại, dành thời gian nghỉ ngơi cho bản thân. Làm việc quá sức chỉ khiến cơ thể hao mòn nhanh hơn, sức khỏe "rút lui" sớm.
Vì vậy, chúng ta cần học cách lắng nghe cơ thể, khi cơ thể mệt mỏi, hãy dừng lại nghỉ ngơi, không nên ép mình làm những việc vượt quá khả năng. Chỉ có như vậy, chúng ta mới có thể thảnh thơi tận hưởng cuộc sống khỏe mạnh và trường thọ.
Diệu Hạnh (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)