Lúc này, da dần trở nên chảy xệ, tóc chuyển màu nhạt hơn, và các chức năng cơ thể trở nên kém linh hoạt hơn. Giấc ngủ cũng cần được chú trọng hơn. Đặc biệt, ở nam giới, có một dấu hiệu lão hóa rõ rệt hơn cả, đó là lông mũi dần chuyển sang màu trắng - một biểu hiện cho thấy cơ thể đang xuống dốc và tuổi thọ đang dần thu hẹp.
Các cuộc nghiên cứu cho thấy, một số nam giới bắt đầu có lông mũi trắng khi chỉ mới 25 tuổi, trong khi những người khác phải đến 50 tuổi mới xuất hiện hiện tượng này. Nguyên nhân của sự khác biệt này khá phức tạp, nhưng lông mũi và tuổi thọ có một mối quan hệ nhất định.
(Ảnh minh họa)
1. Sự lão hóa của tế bào sắc tố
Lông mũi là hàng rào phòng vệ đầu tiên của hệ hô hấp, có tác dụng lọc không khí, bụi bẩn, vi khuẩn và các chất có hại. Do đó, lông mũi có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe phổi và các cơ quan hô hấp khác. Sức khỏe của lông mũi phản ánh phần nào sức khỏe tổng thể của cơ thể.
Theo lẽ thường, khi tuổi tác tăng, các chức năng của cơ thể dần suy yếu. Trong quá trình này, các tế bào sắc tố trong nang lông giảm hoạt động, khiến lông mất đi sắc tố và chuyển sang màu trắng. Đây là một quá trình sinh lý tự nhiên, và là dấu hiệu cho thấy cơ thể đã bắt đầu lão hóa. Tuy nhiên, nếu hiện tượng lông mũi chuyển trắng xảy ra quá sớm, khoảng 25 tuổi, nam giới nên đi kiểm tra sức khỏe để xem liệu có dấu hiệu của sự lão hóa sớm hay không.
(Ảnh minh họa)
2. Rối loạn nội tiết
Về mặt y học, chưa có bằng chứng khoa học chắc chắn nào khẳng định mối quan hệ nhân quả trực tiếp giữa lông mũi trắng và tuổi thọ. Tuổi thọ của con người phụ thuộc vào nhiều yếu tố ngay từ khi sinh ra. Ngoài sự lão hóa của tế bào sắc tố, lối sống cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và tuổi thọ.
Những áp lực từ công việc, cuộc sống, ăn uống không lành mạnh, thiếu vận động, hút thuốc hay uống rượu quá mức đều có thể gây hại cho sức khỏe tổng thể, ảnh hưởng đến màu sắc của lông mũi. Áp lực tinh thần quá lớn cũng có thể gây rối loạn nội tiết, làm giảm sản sinh sắc tố, dẫn đến lông mũi hoặc tóc chuyển trắng sớm hơn.
3. Thiếu dinh dưỡng
Thói quen ăn uống không lành mạnh có thể gây mất cân bằng dinh dưỡng, đặc biệt là những dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe của tóc và lông như vitamin B, đồng, sắt. Khi cơ thể không nhận đủ dưỡng chất, tình trạng rụng tóc hay tóc bạc sẽ xuất hiện.
(Ảnh minh họa)
Ngay cả khi lông mũi trắng không trực tiếp liên quan đến tuổi thọ, những người có hiện tượng này khi còn trẻ cũng nên xem lại thói quen sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng. Bởi vì lối sống ít vận động cũng có thể làm chậm quá trình trao đổi chất, ảnh hưởng đến việc cung cấp máu và dinh dưỡng cho nang lông, khiến lông mũi chuyển màu trắng.
Tuổi thọ của một người không chỉ dựa trên màu sắc của lông mũi mà còn phụ thuộc vào sức khỏe tổng thể của nhiều hệ thống và cơ quan trong cơ thể. Tuy nhiên, hiện tượng này cũng là một lời nhắc nhở rằng chúng ta cần quan tâm hơn đến lối sống lành mạnh và duy trì sức khỏe thể chất.
Nguyễn Giang (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)