Hiện nay, tình trạng đau mỏi cổ vai gáy ngày càng phổ biến, không chỉ người lớn tuổi mà người trẻ tuổi cũng mắc phải. Đặc biệt là những người làm việc trong văn phòng, ngồi lâu không vận động khiến cho vùng cổ, vai gáy bị ảnh hưởng nghiêm trọng gây ra những cơn đau vô cùng khó chịu.
Nguyên nhân đau mỏi cổ vai gáy:
Nguyên nhân này thường là do thói quen làm việc và sinh hoạt sai tư thế, thiếu khoa học, thường xuyên xảy ra ở dân văn phòng hoặc người già ít vận động. Cụ thể như :
- Nằm ngủ sai tư thế : ngủ gục trên bàn, Nằm ngửa vẹo hẳn đầu về 1 bên, Nằm nghiêng đè người lên một bên vai trong tư thế chèn ép quá sức, ngủ ngửa trên ghế ngồi, nằm gối quá cao, quá cứng…
- Làm việc quá sức hoặc tư thế hoạt động khiến cơ bị kéo căng quá lâu gây mất cân bằng vi chất trong cơ.
Những thói quen này lặp đi lặp lại làm cho vùng cổ và vai gáy luôn ở trong tình trạng bị chèn ép, căng cứng, không được nghỉ ngơi. Mạch máu lúc đầu bị tắc nghẽn chỉ gây ra những cơn đau mỏi vai gáy thoáng qua nhưng lâu dần những cơn đau sẽ ngày càng xuất hiện nhiều và mức độ ngày càng nặng, có thể dẫn đến cứng đờ cổ và vai gáy.
- Mắc phải một số bệnh lý về xương khớp như: thoái hóa đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, dính khớp bả vai, loãng xương, gai cột sống, vẹo cột sống cổ bẩm sinh.
Triệu chứng đau mỏi cổ vai gáy:
- Đau mỏi vùng cổ, vai gáy và phần lưng trên.
- Vùng cổ cử động khó khăn, không quay thoải mái được, chỉ nghiêng sang trái hoặc phải, không thể quay lại phía sau.
- Cơn đau có thể lan đến đầu gây ra tình trạng đau đầu.
- Cơn đau khiến cho người bệnh mất ngủ, ảnh hưởng ăn uống, mọi sinh hoạt vận động nhẹ liên quan đến vùng cổ vai gáy đều rất đau, hạn chế mọi sinh hoạt của bệnh nhân.
- Khi ngủ người bệnh cũng gặp khó khăn, Nếu nằm về bên bệnh thì lực cơ thể làm đau thêm, còn nếu nằm về phía bên lành thì bên bệnh bị kéo vẫn đau. Khi bị đau quá mức, các động tác đi lại nhẹ nhàng cũng ảnh hưởng và gây đau.
Biện pháp làm giảm đau cổ vai gáy:
Chỉ với các động tác đơn giản sau, cơn đau cổ sẽ được giảm thiểu nhanh chóng, đồng thời giúp thúc đẩy quá trình lưu thông máu hiệu quả, ngăn ngừa tình trạng nhức mỏi cổ, đau vai gáy. Bạn có thể thực hiện những bài tập này ngay tại phòng làm việc.
Động tác 1:
- Đưa đầu của bạn sang bên trái, sau đó cúi đầu xuống cho đến khi cằm của bạn chạm vào vai. Giữ nguyên tư thế này trong 2 giây. Làm tương tự với bên phải.
- Tiếp theo, quay đầu của bạn sang bên trái, chú ý kéo căng cổ và đưa trở về vị trí ban đầu. Sau đó làm tiếp với phía vai phải, giữ nguyên tư thế trong 2 giây.
- Lặp lại quy trình này 10 lần.
Động tác 2:
- Dùng 2 tay ôm trọn 2 bên má, tay đặt vững trên mặt bàn.
- Từ từ đẩy mặt lên xuống nhịp nhàng, chuyển động cổ linh hoạt, tay vẫn giữ chắc trên mặt.
- Lặp lại động tác này 20 lần.
Động tác 3:
- Đặt 2 tay ra sau gáy, đẩy cổ ra trước rồi ngửa ra sau.
- Lặp lại động tác này 20 lần.
Động tác 4:
- Đặt tay phải lên vùng thái dương bên phải, nghiêng cổ sang phải và sau đó đẩy sang phía bên trái.
- Làm tương tự với tay trái cho phía bên trái của cổ.
- Lặp lại quy trình này 20 lần.
Động tác 5:
Đặt tay trái lên đầu, từ từ nghiêng đầu về phía vai trái giữ càng lâu càng tốt. Giữ nguyên tư thế này tối đa 30 giây. Lặp lại quy trình tương tự với phía bên phải. - Làm 3 lần động tác này cho cả hai bên.
Động tác 6:
Xoa bóp phần gáy từ 3 - 5 phút sau khi thực hiện các động tác trên. Điều này sẽ giúp bạn giảm bớt cơn đau cổ và xung quanh vùng cổ rất hiệu quả.
Ngoài ra, chị em nên lưu ý một số điểm như:
- Điều chỉnh lại chiều cao của ghế để có thể sử dụng bàn phím bằng cổ tay và cánh tay song song với sàn nhà. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa chấn thương căng thẳng lặp đi lặp lại.
- Khuỷu tay cần được khép gần cơ thể, khi đó cánh tay sẽ tạo thành chữ L.
- Bàn chân cần được đặt thoải mái trên sàn nhà. Không bắt chéo chân vì điều này có thể giảm lưu thông máu và gây ra tổn thương ở hông.
Huyền Nguyễn (Theo Nld.com.vn)