Trước đây, khi y tế và kinh tế chưa phát triển, thay vì mua được nước muối sinh lý hay cồn về rửa thì ông cha ta đã pha muối với nước làm nước súc miệng, rửa vết thương để sát trùng. Muối được cho là thực phẩm sát trùng dùng để khử khuẩn đồ ăn vậy muối có bao giờ bị nhiễm trùng nhiễm bẩn như các thực phẩm khác không?
Câu trả lời là có!
Muối biển thu hoạch từ biển về là muối chưa sạch. Nghĩa là trong muối còn lẫn tạp chất, như cát bụi, và một số hóa chất nhiễm độc trong nước biển. Muối hạt thu hoạch từ việc bay hơi nước biển chưa qua chế biến sẽ bị ô nhiễm nếu vùng biển đó ô nhiễm. Hoặc muối thu hoạch từ khai khoáng mỏ muối cũng tương tự, khi thô chưa qua xử lý chúng có thể nhiễm bẩn. Một cách rõ ràng hơn khi pha muối hạt vào nước bạn sẽ thấy chúng có cấn đục, đó cũng chính là một phần bẩn chưa sạch của muối biển thô. Nếu vùng biển mà ô nhiễm thì muối cũng bị ô nhiễm.
Do đó để làm muối sạch hơn thì muối sẽ được mang đi xử lý chế biến thành muối tinh với nồng độ sạch hơn. Sau khi làm sạch, sấy khô, tẩy trắng muối hạt thô sẽ ra muối tinh. Khi pha muối tinh vào nước bạn sẽ thấy chúng ít lắng cặn hơn là vì vậy.
Tuy nhiên, sau khi xử lý, muối hạt sẽ mất đi một vài khoáng chất như kẽm, sắt, photpho, iot, magie. Sau đó muối tinh có thể được bổ sung thêm iot hoặc một vài khoáng chất khác để tạo ra một sản phẩm muối mới…
Muối có tính hút mùi rất tốt nên khi cất trữ muối nên đậy nắp lại bởi nếu không chúng sẽ hút mùi khó chịu và khi chế biến sẽ mất ngon. Các loại muối đã có chế biến thêm các phụ gia khác thì để lâu vẫn có nguy cơ nhiễm bẩn, nên vẫn phải có hạn sử dụng.
Tự pha nước muối sát trùng - nên không?
Theo chuyên gia là không nên. Bởi vì nước muối sinh lý y tế ngoài việc pha đúng nồng đột thì còn phải trải qua thanh trùng sát trùng mới đảm bảo dùng để sát trùng.
Nước muối tự pha có thể gây nhiễm khuẩn amip ăn não người. Đã có những trường hợp bệnh nhân bị nhiễm khuẩn này do dùng nước muối tự pha, bởi vi khuẩn amip ăn não người có thể có ở trong nước.
Không nên tự pha nước muối để sát trùng.
Pha muối càng đặc thì sát trùng càng tốt?
Không đúng, bởi nếu pha đậm đặc không phù hợp pH với sinh lý tự nhiên của da còn khiến cho da bị tổn thương. Hoặc pha nước muối ngâm rau củ quả cũng vậy, không phải cứ đặc là sạch. Nồng độ muối đậm đặc sẽ hút nước trong tế bào rau làm rau dập nát hơn và lại dễ nhiễm khuẩn ngược lại hơn. Chính vì thế khoa học đã khuyến cáo không nên ngâm rau nước muối.
Thùy Dương (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)