Nước là thành phần hóa học chính của cơ thể. Chúng chiếm từ 60-70% trọng lượng cơ thể của bạn.
Nước có vai trò đặc biệt quan trọng với cơ thể, từ tế bào, mô, cơ quan, hệ cơ quan đều cần nước để có thể hoạt động bình thường. Dù biết nước quan trọng cho cơ thể nhưng nhiều người vẫn chưa biết uống bao nhiêu nước là đủ cho cơ thể.
Thực tế, việc uống bao nhiêu lít nước còn phụ thuộc vào yếu tố khác nhau như: sức khỏe, lượng vận động, môi trường sống…
1. Uống bao nhiêu nước phụ thuộc thể trạng sức khỏe
Uống bao nhiêu nước là đủ phụ thuộc vào thể trạng sức khỏe của bạn. Lượng nước cần uống của nam giới sẽ khác nữ giới. Người khỏe mạnh sẽ uống lượng nước khác với người tiêu chảy hay đang bị mất nước. Cân nặng cũng là yếu tố ảnh hưởng tới lượng nước uống.
Theo Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ (National Academy of Sciences), nam giới cần khoảng 3.7 lít nước/ngày. Con số này ở nữ giới là 2.7 lít.
Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng công thức sau để biết uống bao nhiêu nước là đủ. Đó chính uống nước theo cân nặng.
Lượng nước uống = [Cân nặng * 2.205] * 0.5 : 33.8
Đây là công thức do tờ US News & World Report đưa ra và được quy đổi đơn vị. Trong đó lượng nước uống tính bằng lít, cân nặng tính bằng kg.
Ví dụ nếu bạn nặng 60kg, lượng nước uống cần thiết một ngày sẽ là [60*2.205]*0.5: 33.8 = 1.96 lít
2. Lượng nước uống phụ thuộc bạn có tập thể dục hay không?
Khi tập thể dục vận động, cơ thể sẽ mất nước do quá trình toát mồ hôi. Chính vì thế, lượng nước uống sẽ phụ thuộc rất nhiều vào việc bạn có tập thể dục hay không. Cứ 1 tiếng tập thể thao, bạn nên uống bù thêm 710 ml nước.
1 tiếng tập thể dục, bạn nên uống bù thêm 710 ml nước.
3. Phụ nữ mang thai và cho con bú
Nước uống rất quan trọng với bà bầu và phụ nữ đang cho con bú. Lúc này lượng nước uống cũng sẽ có sự thay đổi so với nhu cầu thông thường.
Phụ nữ mang thai và cho con bú cần uống nhiều nước hơn người bình thường. Cụ thể lượng nước uống sẽ dao động từ 2.5-3 lít/ngày với bà bầu. Đặc biệt là sau tuần 27, hãy nên uống nhiều hơn bình thường 500ml để tránh tình trạng sảy thai, sinh non.
Đối với phụ nữ cho con bú, hãy tăng lượng nước uống thêm 400 - 950ml/ngày. Lượng nước uống tăng sẽ tùy thuộc vào nhu cầu riêng của mỗi người.
4. Uống bao nhiêu nước phụ thuộc vào môi trường sống
Uống nước bao nhiêu là đủ cho một ngày? Điều này sẽ còn phụ thuộc vào môi trường sống của bạn. Nếu bạn sống ở nơi thời tiết nóng, mùa hè mồ hôi ra nhiều, lượng nước cần uống đương nhiên sẽ nhiều hơn.
Tình trạng cơ thể mất nước cũng sẽ xuất hiện ở những nơi có độ cao lớn. Do đó, nếu sống ở vùng núi hay nơi có không khí loãng sẽ cần phải bổ sung nước, chất lỏng nhiều hơn.
Uống 2 lít nước mỗi ngày có tác dụng gì?
Uống 2 lít nước mỗi ngày sẽ có những tác dụng nhất định cho sức khỏe. Cụ thể như:
Cải thiện hoạt động của não: 70% các mô não là nước và luôn cần đủ nước để hoạt động. Nếu thiếu nước, bạn sẽ có cảm giác mệt mỏi, stress, căng thẳng.
Hỗ trợ thải độc: Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày là cách hỗ trợ thải độc hiệu quả. Nước giúp vận chuyển chất thải, hòa tan và làm loãng chugns. Nếu không, độc tố sẽ tích tụ và gây bệnh.
Làm đẹp da: Uống nước làm đẹp da là chuyện không mới. Thiếu nước sẽ khiến da dễ bị tổn thương, nhăn và sạm hơn. Uống đủ nước mỗi ngày sẽ hạn chế tình trạng này.
Ổn định hoạt động hệ tiêu hóa: Uống 2 lít nước mỗi ngày sẽ giúp việc tiêu hóa được ổn định hơn. Nước giúp làm mềm chất thải. Nếu thiếu nước sẽ khiến việc đại tiện trở nên khó khăn hơn.
Có phải ai cũng nên uống 2 lít nước mỗi ngày?
2 lít là lượng nước uống an toàn cho nhiều người. Tuy nhiên ở một số trường hợp do thể trạng, môi trường sống, đây lại là lượng nhiều. Lúc này có thể sẽ dẫn tới một số vấn đề như:
Đổ mồ hôi quá mức: Uống quá nhiều nước sẽ “cưỡng bức” cơ thể đổ mồ hôi nhiều hơn. Đây là cách cơ thể cân bằng chất lỏng. Tình trạng này không nguy hiểm nhưng nó sẽ gây bất tiện và mất tự tin.
Mất ngủ: Uống quá nhiều nước có thể dẫn tới tình trạng mất ngủ, đặc biệt là ở buổi tối. Bàng quang căng lên đầy nước và bạn sẽ buộc phải đi vệ sinh. Thức dậy giữa giấc sẽ rất khó để bạn ngủ lại.
Mẹo uống đủ nước
- Luôn giữ chai nước gần bạn: Đây là mẹo uống đủ nước đơn giản nhất. Một bình nước cỡ lớn luôn kề cạnh trên bàn làm việc, ngay cạnh giường ngủ…sẽ giúp bạn uống đủ nước mỗi ngày.
- Uống nước trước mỗi bữa ăn: Giúp bổ sung nước đều đặn cho cơ thể, tránh được tình trạng ăn quá nhiều và góp phần để hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn.
- Đặt mục tiêu uống nước cụ thể: Mỗi ngày uống 8 ly nước, 2 lít nước mỗi ngày là những mục tiêu thiết thực. Việc đặt mục tiêu sẽ thúc đẩy bạn thực hiện để uống đủ nước mỗi ngày.
- Đặt lời nhắc: Bạn có thể đặt lời nhắc tương ứng với các thời điểm uống nước trong ngày.
- Ăn các thực phẩm chứa nhiều nước: Đây cũng là cách đơn giản giữ cho cơ thể luôn có đủ nước mỗi ngày.
Cách uống nước đúng
Nhiều người cứ nghĩ uống nước đủ số lượng sẽ giúp cơ thể khỏe khoắn. Tuy nhiên, bạn cần phải biết cách uống nước đúng.
- Uống từng ngụm nhỏ mỗi lần: Việc uống nước vội vã sẽ khiến dạ dày trở nên khó chịu và đôi khi còn gây ra hiện tượng sặc nước. Do nước bọt có tính kiềm, nó cần có thời gian để kịp hòa lẫn với nước. Vì thế hãy uống từng ngụm nhỏ để chúng có thời gian hòa trộn và ổn định axit trong dạ dày, ngoài ra còn giúp làm dịu và không gây áp lực lên hệ tiêu hóa.
- Ngồi khi uống nước: Thay vì lấy nước xong sau đó đứng uống ngay luôn thì bạn nên ngồi xuống để uống. Điều này sẽ giúp cân bằng lượng chất lỏng trong cơ thể, hạn chế việc tích tụ chất lỏng làm gây ra các vấn đề về xương khớp.
- Chia ra uống nước đều và nhiều lần trong ngày: Việc chia ra uống nước đều và nhiều lần trong ngày sẽ giúp hệ điều tiết trong cơ thể hoạt động hài hòa hơn, thay vì bạn nhịn uống một lúc lâu rồi uống thật nhiều trong một lúc bù lại.
- Uống nước có nhiệt độ phòng hoặc nước ấm: Nếu bạn có thói quen uống nước lạnh hay nước đá thì hãy thay đổi chúng bằng việc uống nước có nhiệt độ phòng hoặc nước ấm. Bởi nước lạnh có thể gây sốc cho các giác quan của bạn và làm rối loạn quá trình tiêu hóa.
Không uống nhiều nước trước bữa ăn: Uống nhiều nước trước bữa ăn sẽ khiến dạ dày bạn không còn chỗ chứa thêm thức ăn nữa, lúc này khi nạp thức ăn vào, dạ dày sẽ không đủ không gian để thực hiện các hoạt động tiêu hóa, gây ra tức bụng, khó chịu.
- Không uống nước giữa bữa ăn: Khi thức ăn đi vào cơ thể, dạ dày sẽ bắt đầu hoạt động để nghiền nhỏ thức ăn và tiết ra dịch vị để tiêu hóa thức ăn, giúp các chất hấp thụ vào cơ thể dễ dàng hơn. Nếu uống nước trong lúc ăn sẽ khiến cơ thể phải hoạt động nhiều hơn để xử lý lượng nước này, từ đó khiến quá trình dịch vị diễn ra chậm hơn, khó khăn hơn.
- Uống nước ngay khi vừa thức dậy: Khi bạn đang ngủ thì các cơ quan trong cơ thể vẫn hoạt động, sau thời gian 6 - 8 tiếng ngủ dậy, bạn sẽ mất một lượng lớn nước. Đây chính là thời điểm thích hợp để thải các độc tố ra bên ngoài.
Ngoài việc làm sạch hệ tiêu hóa và giúp thải độc tố, uống 1 ly nước ấm vào sáng sớm còn giúp hydrat hóa và giữ cho cơ thể luôn tươi trẻ, tránh được rất nhiều bệnh nhiễm trùng tiềm ẩn có thể đã tích tụ ở bên trong.
Thùy Dương (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)