Danh mục

Mì chính không có hại như nhiều người tưởng

Thứ năm, 04/05/2017 08:48

Mì chính (bột ngọt) được nhiều người cho là gây hại, dù chưa có bằng chứng nào xác minh. Để hiểu đúng hơn về mì chính thì những chia sẻ này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn

Được phát minh vào năm 1909, bột ngọt (mì chính) là một gia vị quen thuộc trong chế biến món với chức năng chính là mang lại vị umami (vị ngọt tương tự như vị của thịt) cho món ăn ngon hơn. Bột ngọt được sản xuất bằng phương pháp lên men tự nhiên từ những nguồn nguyên liệu có nguồn gốc nông nghiệp như mía, sắn (khoai mì)…

mì chính, bột ngọt, gia vị, sức khỏe

Thành phần chính của bột ngọt là glutamate (axit glutamic), một axit amin cấu thành nên chất đạm và chiếm khoảng 10% hàm lượng axit amin từ protein ăn hàng ngày. Do vậy, ngoài bột ngọt, glutamate còn tồn tại phổ biến trong các thực phẩm như thịt gia súc gia cầm, hải sản, rau củ quả, sữa và các sản phẩm từ sữa, các loại nước chấm lên men như nước mắm, nước tương…Việc sử dụng bột ngọt kết hợp với thực phẩm giúp làm tăng hàm lượng glutamate, tăng vị umami và làm món ăn ngon hơn.

Các tổ chức y tế và sức khỏe uy tín đã có nhiều nghiên cứu khoa học về tính an toàn của bột ngọt và đã đưa ra các kết luận về gia vị này. Cụ thể, Ủy ban Chuyên gia về Phụ gia Thực phẩm (JECFA) của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Tổ chức Lương nông Liên hợp Quốc (FAO), Ủy ban Khoa học về Thực phẩm của Cộng đồng châu Âu (EC/SCF) đã kết luận bột ngọt là gia vị an toàn cho sức khỏe người sử dụng ở mọi lứa tuổi và liều dùng hàng ngày của bột ngọt là “không xác định” (không có quy định mỗi người hàng ngày dùng bao nhiêu gam bột ngọt, lượng dùng tùy theo khẩu vị và sở thích). Năm 2001, Cơ quan Quản lý Thuốc và Thực phẩm của Mỹ (FDA) kết luận bột ngọt an toàn cho mục đích sử dụng tương tự các gia vị khác. Bộ Y tế Việt Nam xếp bột ngọt vào “Danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm”.

Bột ngọt có ảnh hưởng đến não, gây suy giảm trí nhớ không?

Cơ thể người có các cơ chế tự nhiên nhằm điều hòa hàm lượng các chất ở mức cân bằng, trong đó có glutamate – thành phần chính của bột ngọt. Cụ thể, nghiên cứu của Tsai (2000) trên đối tượng nam giới trưởng thành cho thấy nồng độ glutamate trong máu dao động không đáng kể sau khi ăn những bữa ăn có bổ sung bột ngọt, đồng thời không có sự khác biệt về nồng độ glutamate trong máu giữa 2 nhóm đối tượng ăn khẩu phần có hoặc không bổ sung bột ngọt do ruột sử dụng glutamate như nguồn năng lượng. Hơn nữa, hàng rào máu – não trong não bộ có chức năng ngăn sự di chuyển từ máu vào não của những chất không cần thiết cho hoạt động của não, trong đó có glutamate. Do đó, não người không bị ảnh hưởng khi sử dụng bột ngọt.

mì chính, bột ngọt, gia vị, sức khỏe

Bột ngọt có gây phản ứng mẫn cảm ở người sử dụng?

Ủy ban tiêu chuẩn thực phẩm Codex quốc tế (CAC) không xếp bột ngọt vào nhóm thành phần thực phẩm gây dị ứng.
Đồng thời, JECFA (1987) kết luận rằng không tìm thấy mối liên quan nào giữa bột ngọt và các triệu chứng như mỏi gáy, mệt mỏi, nóng mặt... (thường được gắn liền với tên gọi "Hội chứng Nhà hàng Trung Quốc").

Năm 1992, Cơ quan Quản lý Thuốc và Thực phẩm của Mỹ (FDA) tiến hành xây dựng khuyến nghị về mô hình nghiên cứu để đánh giá quan hệ giữa bột ngọt và Hội chứng Nhà hàng Trung Quốc. Năm 1995, ủy ban các chuyên gia đã đưa ra khuyến nghị về mô hình nghiên cứu. Dựa trên những khuyến nghị của ủy ban này, nghiên cứu mới nhất của Geha (2000) đã chỉ ra rằng “bột ngọt không được xem là nguyên nhân gây ra “Hội chứng Nhà hàng Trung Quốc”, phù hợp với tuyên bố của JECFA năm 1987.

Như vậy, bột ngọt không phải là nguyên nhân gây ra các triệu chứng như mỏi cổ, cứng cổ, đau mỏi tê gáy, đau đầu, tức ngực, đổ mồ hôi, chóng mặt, khó chịu… Cần có các nghiên cứu chuyên sâu hơn để tìm ra nguyên nhân thực sự trong thực phẩm gây ra những triệu chứng này.

mì chính, bột ngọt, gia vị, sức khỏe

Bột ngọt có ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ em không?

Theo JECFA, quá trình chuyển hóa bột ngọt trong cơ thể trẻ em và người lớn là như nhau và không có mối nguy nào đối với trẻ em khi sử dụng bột ngọt. Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu đã chứng minh bột ngọt không ảnh hưởng đến trẻ em ở tất cả các giai đoạn phát triển của trẻ (giai đoạn bào thai, giai đoạn bú sữa mẹ, giai đoạn sau cai sữa). Do vậy, có thể sử dụng bột ngọt trong chế biến món ăn cho trẻ em, cần lưu ý rằng bột ngọt chỉ là một loại gia vị, sử dụng như một phụ gia không nên sử dụng để thay thế các chất dinh dưỡng từ thực phẩm.

Cần biết rằng sữa mẹ có hàm lượng glutamate dồi dào (264mg/100g sữa mẹ), nên một cách tự nhiên, trẻ đã hấp thụ glutamate thông qua sữa mẹ ngay từ những năm tháng đầu đời. Glutamate không phải là thành phần xa lạ với cơ thể của trẻ em.

Bột ngọt có bị biến đổi thành chất không tốt cho sức khỏe khi chế biến ở nhiệt độ cao không?

Nhiệt độ nấu nướng thường không vượt quá 250°C. Nhiều nghiên cứu cho thấy, tại nhiệt độ đun nấu thông thường này, bột ngọt không bị biến đổi thành chất không tốt cho sức khỏe. Do vậy, có thể nêm nếm bột ngọt vào bất kỳ thời điểm nào khi nấu ăn.

Người tiêu dùng có thể tham khảo cách thức nêm nếm bột ngọt cho món ăn ngon nhất như sau:

Với các món cần tẩm ướp (chiên/rán, nướng, xào, kho...) nếu dùng bột ngọt thì nên chia 2 lần. Lần 1 là tẩm ướp vào nguyên liệu trước khi nấu để làm tăng vị umami tự nhiên của nguyên liệu. Lần 2 là nêm nếm trước khi hoàn thiện món ăn để tổng hòa hương vị của món ăn.

Với các món có nước (canh, súp, hầm...), nên nêm bột ngọt lúc gần tắt lửa để giúp điều chỉnh vị tổng hòa một cách chính xác nhất, tránh hiện tượng nước sôi bốc hơi nhiều làm thay đổi vị của món ăn.

mì chính, bột ngọt, gia vị, sức khỏe

Dùng bột ngọt như thế nào để làm giảm lượng muối khi chế biến?

Để giảm lượng muối (giảm natri) trong món ăn thì trong quá trình chế biến nên bớt đi 1 phần lượng gia vị mặn và thay thế bằng bột ngọt sẽ góp phần giảm tổng lượng natri ăn vào vì hàm lượng natri trong bột ngọt chỉ bằng khoảng 1/3 hàm lượng natri trong muối ăn (12% so với 39%). Kết quả nghiên cứu của Ủy ban nghiên cứu chiến lược giảm lượng muối tiêu thụ trong khẩu phần thuộc Viện Y khoa -Viện Hàn lâm Khoa học Mỹ cho thấy “Bột ngọt có thể giúp giữ nguyên mức độ chấp nhận đối với những món ăn giảm độ mặn khi được sử dụng để thay thế một phần muối đưa vào thực phẩm trong quá trình chế biến”. Trong trường hợp này, lượng natri đưa vào thực phẩm qua bột ngọt ít hơn so với lượng được natri được loại bỏ do giảm lượng muối sử dụng. Các bà nội trợ cũng cần lưu ý là bột ngọt không chữa được các món ăn đã bị mặn sau khi nấu.

Các nước phát triển trên thế giới có sử dụng bột ngọt không?

Thực tế, hiện nay bột ngọt được sử dụng phổ biến tại hơn 100 quốc gia trên thế giới, từ châu Á, châu Âu đến châu Mỹ, châu Phi. Tuy nhiên, với nền văn hóa ẩm thực khác nhau, mỗi quốc gia có cách thức sử dụng bột ngọt khác nhau. Các nước như Thái Lan, Hàn Quốc, Việt Nam, Philippines, Brasil… thường nêm bột ngọt trực tiếp trong quá trình chế biến món ăn. Một số quốc gia khác như Nhật Bản, Pháp, Mỹ…với đặc điểm nền công nghiệp thức ăn nhanh, thức ăn chế biến sẵn và tiện dụng có xu hướng tăng trưởng mạnh, bột ngọt không được sử dụng trực tiếp mà thường được phối trộn trong các gia vị tổng hợp hoặc bổ sung vào một số thực phẩm chế biến sẵn như thực phẩm ăn liền, sản phẩm đông lạnh…

PGS. TS. Lê Bạch Mai

Autran (TH) (Theo Giadinhvietnam.com)

Tin được quan tâm

Chính thức từ tháng 5/2025: Trẻ em, học sinh sẽ bắt đầu được hưởng chính sách ưu đãi đặc biệt này

Theo đó, trẻ em nhà trẻ bán trú được hỗ trợ tiền ăn trưa 360.000 đồng/tháng; học sinh bán trú và học viên bán trú...
Kiến thức 3 ngày, 2 giờ trước

Đổ muối vào bia. 9 trong số 10 người cần nó. Bạn sẽ cảm ơn tôi nếu bạn học được mẹo này

Muối là gia vị thiết yếu mà chúng ta sử dụng trong nấu ăn hàng ngày. Thành phần chính của muối ăn là natri clorua,...
Kiến thức 3 ngày, 9 giờ trước

Trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố bị miễn nhiệm trong trường hợp nào?

Theo quy định, Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố có thể bị miễn nhiệm trong trường hợp cụ thể sau đây.
Kiến thức 3 ngày, 24 giờ trước

Thẻ bảo hiểm y tế giấy cũ sẽ hết hiệu lực sau ngày 31/5, người dân cần làm gì để khám chữa bệnh?

Từ ngày 1/6 tới đây, người dân cần chuyển sang sử dụng thẻ bảo hiểm y tế trên ứng dụng VssID, VNeID khi đi khám...
Kiến thức 2 ngày, 6 giờ trước

Đến cuối năm 2025, mức tiền thưởng với người đủ 30 năm tuổi Đảng là bao nhiêu?

Mức tiền thưởng huy hiệu Đảng năm 2025 dự kiến được tính theo mức lương cơ sở quy định tại Nghị định 73/2024/NĐ-CP.
Kiến thức 3 ngày, 20 giờ trước

Người sinh năm này sẽ bị phạt đến 500.000 đồng và tạm dừng toàn bộ giao dịch ngân hàng nếu không làm lại CCCD

Việc sử dụng thẻ CCCD hết hạn sẽ bị xử phạt hành chính và tạm dừng toàn bộ giao dịch ngân hàng.
Kiến thức 2 ngày, 23 giờ trước

Tin cùng mục

Chảy máu sau khi 'quan hệ' có phải là dấu hiệu của ung thư cổ tử cung? Bác sĩ phụ khoa cảnh báo: đừng bỏ qua 'tín hiệu cầu cứu' của cổ tử cung

Ra máu sau khi quan hệ là triệu chứng thường bị phụ nữ bỏ qua, nhưng đó có thể là dấu hiệu sớm của các...
Chăm sóc sức khỏe 2 giờ, 57 phút trước

Có sự khác biệt rõ ràng giữa những đứa trẻ 'cãi lại' và trẻ 'ngoan' sau 20 năm, cha mẹ không nên bỏ qua vấn đề này!

Nhiều bậc cha mẹ thường cảm thấy “điên đầu” khi con cái hay cãi lời. Bạn nói một câu, con đáp trả mười câu; bạn...
Chăm con 8 giờ, 59 phút trước

Nghiên cứu của Harvard phát hiện ra rằng có hai tháng trong năm mà trẻ em sinh ra rất thông minh và thật may mắn khi gặp được chúng

Là cha mẹ, tất cả chúng ta đều hy vọng con mình sẽ thông minh và có chỉ số IQ cao. Để đạt được mục...
Chăm con 11 giờ, 35 phút trước

4 thói quen dạy con nhàn nhưng 'đánh cắp' trí thông minh, trẻ ngày càng lười suy nghĩ

Nhiều bậc phụ huynh vô tình áp dụng những thói quen nuôi dạy con với mục tiêu tiết kiệm thời gian và công sức. Nhưng...
Chăm con 1 ngày, 3 giờ trước

Đi nhậu nhất định nên gọi 3 món này để giảm tác hại của rượu bia

Gợi ý cho bạn 3 món ăn phổ biến trong các quán nhậu có tác dụng lớn trong việc hỗ trợ thải độc, bảo vệ...
Chăm sóc sức khỏe 1 ngày, 6 giờ trước

Tại sao một số cô gái phải chịu 'cơn đau khủng khiếp' trong kỳ kinh nguyệt trong khi những người khác lại không đau chút nào? Vậy đau hay không đau tốt cho sức khỏe hơn?

Mỗi tháng đến kỳ kinh nguyệt, trải nghiệm của phụ nữ lại muôn hình vạn trạng: có người sinh hoạt bình thường, công việc học...
Chăm sóc sức khỏe 1 ngày, 6 giờ trước

Tin mới cập nhật

Nghỉ việc vì cơ quan sắp xếp bộ máy, người lao động được trợ cấp bao nhiêu khi đã tham gia BHXH đủ 15 năm?

Công chức thuộc đối tượng phải nghỉ việc được hỗ trợ thêm 3 khoản trợ cấp khác, ngoài được bảo lưu thời gian đóng hoặc...
Kiến thức 32 phút trước

9 số điện thoại lừa đảo mới nhất: Nếu nhận được cuộc gọi hãy báo ngay cho Công an

Phía ngân hàng đã công bố danh sách một số số điện thoại mà người dân cần đặc biệt cẩn trọng, tránh nghe máy hoặc...
Tin trong ngày 32 phút trước

Từ 1/7, Tòa án nhân dân cấp huyện không còn, vợ chồng muốn nộp đơn ly hôn thì đến đâu?

Theo Nghị quyết 60-NQ/TW năm 2025, chính thức kết thúc hoạt động Tòa án nhân dân cấp huyện. Khi Tòa án nhân dân cấp huyện...
Kiến thức 32 phút trước

Việt Nam có đại diện duy nhất được xướng tên trong danh sách '101 nhà hàng steak xuất sắc nhất thế giới'

Hibana by Koki là thành đại diện duy nhất của Việt Nam có mặt trong danh sách 101 nhà hàng steak xuất sắc nhất thế...
Địa chỉ ăn ngon 33 phút trước

Dự kiến bỏ hình thức đình chỉ học với học sinh vi phạm kỷ luật

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đang lấy ý kiến về dự thảo Thông tư quy định về khen thưởng và kỷ luật học...
Tin trong ngày 33 phút trước

Lời khuyên từ chuyên gia: Nếu muốn tiết kiệm nhiều tiền hơn, bạn phải tránh '5 điều' này, tất cả đều dựa trên kinh nghiệm

Chúng ta không thể sống thiếu tiền trong mọi thứ, từ thức ăn, quần áo, nhà ở đến phương tiện đi lại. Người ta nói...
Kiến thức 33 phút trước

Những con giáp nào may mắn vào thứ sáu ngày 9 tháng 5, tức ngày 12 tháng 4 âm lịch?

Người xưa dùng thuật ngữ mặt trời và Thiên Can, Địa Chi để diễn tả sự tiến hóa của tự nhiên. Ngày 9 tháng 5...
Đời sống số 59 phút trước

Loại cây thân gỗ trồng nhiều ở Việt Nam có thể hút vàng dưới lòng đất, có loại giá hàng triệu đồng/m3

Nhờ bộ rễ dài và khỏe, cây có thể đâm sâu tới 40m để tìm kiếm nguồn nước và các khoáng chất khác, bao gồm...
Kiến thức 1 giờ, 10 phút trước

Người phụ nữ đóng hơn 460 triệu đồng tiền bảo hiểm xã hội một lần, khi nghỉ hưu lại không được trả lương, tòa án: 'Lỗi là ở bà'

Không chỉ không được hoàn trả số tiền bảo hiểm đã vay mượn để đóng, bà còn bị nơi làm việc sa thải ngay sau...
Kiến thức 1 giờ, 11 phút trước

Từ 1/7/2025, phụ nữ sinh đủ 2 con trước 35 tuổi được nhận trợ cấp 3 triệu đồng/tháng, đúng không?

Có nhiều thông tin cho rằng từ 1/7/2025 những phụ nữ sinh đủ 2 con trước 35 tuổi sẽ được nhận trợ cấp 3 triệu/tháng....
Kiến thức 1 giờ, 11 phút trước