Những năm gần đây, bệnh béo phì đang là vấn đề được cả xã hội quan tâm, đặc biệt là ở các thành phố lớn nơi có mức sống cao. Theo khảo sát tại Hoa Kỳ, cứ 6 trẻ em và thanh thiếu niên thì có một trẻ mắc bệnh béo phì. Một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Environmental Health Perspectives thấy rằng nếu bà mẹ mang thai tiếp xúc thường xuyên với chất Bisphenol A (BPA), một hóa chất thường được sử dụng trong các chai nước bằng nhựa và thực phẩm đóng hộp, con sinh dễ mắc bệnh béo phì.
Nghiên cứu này được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu từ Trung tâm Y tế tại trường Mailman, Columbia. Nghiên cứu cho thấy mối liên quan giữa phơi nhiễm BPA khi mang thai và nguy cơ béo phì ở trẻ em tuổi đi học. Các nhà điều tra đã phân tích mẫu nước tiểu và bố cục cơ thể con từ khi mang thai qua thời thơ ấu của 369 cặp mẹ-con diễn ra tại thành phố New York. Các nhà nghiên cứu đo nồng độ tổng BPA và chất chuyển hóa của nó trong mẫu nước tiểu thu được trong ba tháng cuối của thời kỳ mang thai của người mẹ và đứa trẻ từ 3 tuổi đến 5 tuổi để xác định tiếp xúc với BPA.
Xét nghiệm nước tiểu chứng tỏ 90% trong số họ có hóa chất độc hại. Khi tiến hành kiểm tra các đứa con của những người này, chỉ số BMI của chúng cao hơn so với những đứa trẻ có mẹ không bao giờ sử dụng các chai nhựa trong suốt thai kỳ.
BPA được sản xuất với số lượng lớn và là một trong những hóa chất được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới. Nó có thể được tìm thấy trong các sản phẩm chúng ta dùng hàng ngày như chai nước bằng nhựa và lon thực phẩm bằng kim loại.
BPA tiếp xúc trong thời gian mang thai có thể phá vỡ hệ nội tiết và gây rối loạn cho sự trao đổi chất của trẻ. Điều này cuối cùng có thể dẫn đến hình thành chất béo. Vì vậy, các bà mẹ mang thai tiếp xúc với hóa chất này có thể cho ra đời những đứa trẻ có nguy cơ cao mắc bệnh béo phì trước khi 7 tuổi.
Ngoài ra, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng BPA cũng có thể gây ra các vấn đề sức khỏe khác như các vấn đề tim mạch, béo phì, tiểu đường, trầm cảm, lo âu và bệnh hen suyễn ở người lớn.
Huyền Nguyễn (Theo Giadinhvietnam.com)