Cuộc sống ngày càng hiện đại hơn, phức tạp hơn, áp lực từ những ảnh hưởng từ thế giới bên ngoài mang lại cũng nhiều vô kể, vì vậy đã làm ảnh hưởng về tâm lý và thể chất của nhiều người. Chính vì điều đó, chứng "mất ăn mất ngủ" đã trở thành vấn đề phổ biến của giới trẻ.
Một khi bị mất ngủ, mọi người thường sẽ điều chỉnh công việc của ngày hôm sau để được ngủ bù, điều này sẽ ảnh hưởng không tốt đến công việc, và đặc biệt là sức khỏe của chúng ta. Mất ngủ kéo dài sẽ làm tính cách mọi người xấu đi, dễ nổi giận, bộc phát và gây hại đến rất nhiều các cơ quan khác của cơ thể. Nếu bạn luôn bị mất ngủ, hãy cẩn thận với những cơ quan sau:
1. Gan
Mất ngủ thường xuyên sẽ ảnh hưởng đến các chức năng khác nhau của gan. Gan là một bộ phận không thể thiếu trong cơ thể con người, đặc biệt là trong quá trình chuyển hóa và lưu thông chất dinh dưỡng.
Nếu bạn bị mất ngủ kéo dài thì gan sẽ bị tổn thương, lượng máu sẽ giảm dẫn đến gan bị tổn thương nghiêm trọng, đặc biệt trường hợp nặng sẽ sinh ra cáu gắt.
2. Dạ dày
Dạ dày là hệ tiêu hóa cực kì quan trọng của con người, nếu để mất ngủ kéo dài sẽ ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa của dạ dày, tích tụ thành chứng khó tiêu, dẫn đến táo bón, buồn nôn,...
Dần dần đến sau này, nếu để lâu dài, sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt hằng ngày của con người.
3. Hệ thống bộ nhớ
Trí nhớ của con người không ở trạng thái tĩnh mà sẽ thay đổi theo thể trạng và môi trường sống của con người, vì vậy giấc ngủ kém chất lượng sẽ khiến trí nhớ giảm sút.
Nếu bạn bị mất ngủ kéo dài thì sẽ gây suy giảm trí nhớ, trường hợp nặng thì sẽ gây cho cơ thể bị mệt mỏi, xây xẩm mặt mày gây chóng mặt.
4. Trái tim
Nhắc đến trái tim, chắc hẳn ai cũng biết được tầm quan trọng và sức ảnh hưởng của nó như thế nào nhỉ? Trái tim là nơi sản xuất nguồn năng lượng duy trì sự sống (máu), vì vậy tầm quan trọng của trái tim có thể nói là hiển nhiên.
Mất ngủ nhiều sẽ ảnh hưởng không tốt đến tim mạch, nếu bị mất ngủ trong thời gian ngắn thì sẽ gây tức ngực, khó thở và bối rối, nếu bị càng lâu thì các triệu chứng sẽ càng rõ.
Đối với cuộc sống hiện nay, thì mất ngủ là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên nếu bạn bị mất ngủ liên tục trên ba tuần thì nên đến bệnh viện định kỳ để kiểm tra, đặc biệt nên chú ý đến các chỉ số theo dõi tim để loại trừ các bệnh về tim.
Mất ngủ không chỉ gây suy nhược thần kinh mà còn có thể gây ra các bệnh khác hoặc làm nặng thêm các bệnh mãn tính. Thậm chí, mất ngủ kéo dài cũng có thể gây đột tử.
Nhưng dù cuộc sống có hay công việc có căng thẳng, áp lực đến đâu, thì cũng phải thư giãn đầu óc, phấn chấn tinh thần, tránh xa căn bệnh mất ngủ.
Dưới đây sẽ là một số cách để phòng chống mất ngủ:
1. Ăn uống lành mạnh
Chế độ ăn uống cũng là một phần có thể quyết định sức khỏe của con người. Nếu có một chế độ ăn uống lành mạnh, kết hợp giữa thịt và rau quả, dinh dưỡng cân bằng thì sẽ giúp các cơ quan trong cơ thể hoạt động bình thường. Đồng hồ sinh học của cơ thể sẽ dần ổn định, điều này có thể làm giảm đi sự xuất hiện của chứng mất ngủ.
Ngược lại, nếu suốt ngày ăn đồ cay, bỏ rau xanh thì không chỉ gây bệnh mất ngủ nặng hơn mà còn gây rối loạn nội tiết và gây hậu quả xấu hơn.
2. Tập thể dục vừa phải
Tập thể dục cũng là một yếu tố quan trọng để giữ gìn vóc dáng và tâm trạng. Sau khi tập thể dục, cơ thể sẽ tiết ra mồ hôi, mang lại cảm giác sảng khoái cho cơ thể, và đặc biệt sẽ làm cho tâm trạng vui vẻ, mà tâm trạng vui vẻ là chìa khóa để cải thiện giấc ngủ.
Và trên mặt khác, tập để dục quá sức sẽ làm tiêu hao năng lượng và làm cơ thể mệt mỏi hơn.
Trên thực tế, hầu hết mọi người sẽ khắc phục chứng mất ngủ theo hai cách:
1. Giải quyết các yếu tố ảnh hưởng đến chứng mất ngủ và cố gắng đi vào giấc ngủ.
2. Tránh lo lắng bản thân
Chắc ai cũng đã trải qua điều này, thường thì càng tránh mất ngủ, chúng ta lại càng sợ ngủ và càng khó đi vào giấc ngủ hơn.
Trước hết, đừng quan tâm hay phóng đại sự khó chịu do mất ngủ gây ra, để tránh gây cho chúng ta chứng mất ngủ luẩn quẩn và lo lắng hơn.
Sau đó, hãy cải thiện tình trạng mất ngủ về mặt thể chất, điều chỉnh lại công việc và thời gian nghỉ ngơi, tập luyện, chế độ ăn uống,...
Tuy nhiên, nếu việc điều chỉnh thể chất vẫn không thể cải thiện, thì bạn hãy hỏi và lắng nghe ý kiến của bác sĩ nhé!
T.T (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)