Rau cải cúc hay còn được gọi với nhiều cái tên khác như: Rau cúc, đồng hao, rau cúc tần ô,... Đây là loại cây có thân mọc thẳng, nhẵn, có chiều cao từ 50 - 80cm. Lá cây ôm vào thân, phiến lá xẻ như hình lông chim, ngọn lá nở rộng và có răng cưa. Hoa cải cúc có màu vàng, mọc ở đầu cành.
Cải cúc có thể được phân biệt với các loại rau khác bằng mùi thơm đặc biệt, vị ngọt nhạt, hơi đắng, the, mùi thơm, tính mát. Không chỉ ngon, rau còn chứa đến 5.57% carbohydrate, 1.85% protein, 0.43% chất béo. Ngoài ra, nó cũng là nguồn cung cấp dồi dào các loại vitamin A, B, C,... cùng nhiều loại khoáng chất khác.
Lương y Bùi Đắc Sáng (Hội Đông y Hà Nội) cho biết, cải cúc không chỉ là rau ăn thông thường, mà còn là vị thuốc, có thể phơi khô hoặc dùng tươi.
Rau cải cúc có vị cay, ngọt. Thành phần tinh dầu kết hợp với chất xơ hỗ trợ thải khí thừa trong dạ dày, kích thích tiêu hóa, tạo cảm giác thèm ăn, nhuận tràng. Vị thanh, mát ngon của rau có tác dụng tốt đến thần kinh, trí não, thích hợp với người mắc bệnh tim mạch vành, huyết áp cao, phụ nữ sau sinh.
Tác dụng trị bệnh của rau cải cúc
- Giải cảm, chữa ho: Ăn rau cải cúc thường xuyên có thể trị cảm cúm, ho, nhất là cho trẻ em. Những người bị ho lâu ngày có thể dùng cải cúc chữa ho bằng cách nấu canh ăn hàng ngày. Theo đó, để trị cảm cúm, bạn lấy 150g rau cải cúc tươi, rửa sạch, để ráo nước và cho vào tô, sau đó nấu cùng cháo. Sau đó đổ cháo đang sôi lên trên tô cải cúc, để 5 -10 phút rồi trộn rau lên ăn, mỗi ngày cần ăn 2 - 3 lần, tác dụng giải cảm nhanh, hiệu quả.
- Có thể trị đau đầu: Người đau đầu kinh niên, thổ huyết có thể dùng cải cục khô sắc lấy nước uống với liều lượng mỗi ngày 16g.
- Trị đau đầu kinh niên: Để giảm đau đầu bạn nên lấy một ít cải cúc già, những cây có hoa thì càng quý, giữ cả phần rễ cây đem nấu lấy nước, mỗi ngày dùng độ 30g nước đã nấu này. Ngoài ra dùng lá cải cúc hơ nóng chườm đắp lên đỉnh đầu và hai bên thái dương vào buổi tối trước khi đi ngủ (hoặc mỗi khi thấy nhức đầu). Một cách trị đau đầu khác là: Lá 10-15 gam cải cúc cho vào máy xay, sắc uống nóng. Tiếp đó nếu thấy không thuyên giảm thì uống liền những ngày tiếp theo hoặc đắp lá cải cúc mỗi khi rảnh rỗi.
- Giúp hạ huyết áp hiệu quả: Khi bị huyết áp cao, ngoài việc phải tuân thủ điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ như ăn nhạt, hạn chế mỡ động vật, kiêng các chất kích thích... thì có thể bổ sung cải cúc vào thực đơn hàng ngày. Để hạ huyết áp nhanh bạn có thể nấu canh rau hoặc ép lấy nước cốt uống khoảng 50ml mỗi lần, chia làm 2 lần/ngày.
- Tốt cho hệ tiêu hóa: Rau cải cúc chứa nhiều chất dễ bay hơi tạo ra một hương vị đặc biệt giúp tăng sự bài tiết của nước bọt, cải thiện cảm giác thèm ăn. Lượng chất xơ trong rau cũng thúc đẩy nhu động ruột, thải độc trong đường ruột, chống táo bón.
- Ngăn ngừa thiếu máu: Rau cải cúc rất giàu dinh dưỡng đặc biệt là sắt và canxi. Do đó, loại rau này rất tốt cho người già để ngăn ngừa thiếu máu và bệnh loãng xương. Rau cải cúc còn có thể thúc đẩy quá trình chuyển hóa protein, bổ sung các vitamin cần thiết cho quá trình tạo máu như axit folic và đồng nguyên tố vi lượng. Vậy thế, rau cải cúc cũng nên được bổ sung trong thực đơn hàng ngày của trẻ em trong giai đoạn phát triển, vì nó có thể bổ sung các tác nhân tạo máu để ngăn ngừa thiếu máu.
- Giúp tim mạch khỏe hơn: Theo một số nghiên cứu, cải cúc có chứa 4 thành phần dược liệu phù hợp với người đang điều trị bệnh tim, giúp tim mạch khỏe hơn. Đặc biệt, mùi hương đặc trưng của cải cúc còn có tác dụng dưỡng tim.
- Trị chứng ho dai dẳng: Lấy 100 – 150g rau cải cúc, phổi lợn 200g thái thành miếng, dùng nấu thành canh ăn cả cái lẫn nước cùng bữa cơm, ăn trong 3 – 4 ngày là 1 liệu trình.
- Giải cảm: lấy 150g cải cúc tươi, rửa sạch cho ráo nước sau đó cho vào bát to, đổ cháo đang sôi lên trên để 5-10 phút cho đỡ nóng thì trộn rau lên ăn, ngày ăn 2-3 lần. Bài thuốc này vừa đơn giản lại có tác dụng giải cảm nhanh.
Những lưu ý khi ăn rau cải cúc
- Trẻ nhỏ dưới 1 tuổi không nên ăn rau cải cúc.
- Bị tiêu chảy, cảm lạnh, lạnh bụng không nên ăn rau cải cúc.
- Người bị huyết áp thấp không nên dùng cải cúc, ăn vào có thể gặp tình trạng tụt huyết áp.
- Trước khi chế biến, nên rửa sạch nhưng tránh vò nát cải cúc, có thể khiến lượng vitamin hòa tan trong nước.
- Mặc dù rau cải cúc tốt nhưng bạn cũng không nên ăn quá nhiều loại rau này, bạn chỉ nên ăn khoảng 100 -150g mỗi lần và không quá 3 - 4 lần/tuần.
Hoàng Khuông (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)