Tác dụng của mướp đắng với sức khỏe
Mướp đắng hoặc Momordica charantia, là loại trái cây nhiệt đới, giống bầu, được cho là mang lại nhiều lợi ích. Mướp đắng được sử dụng như loại thực phẩm, loại nước ép được gọi là nước ép karela, hoặc như một loại trà.
Ngoài món ăn, mướp đắng được sử dụng như một phương thuốc có khả năng hạ nhiệt, giải độc, trị mụn nhọt, rôm sảy, hỗ trợ điều trị tiểu đường, chống lão hóa thậm chí là phòng chống ung thư.
Tiến sĩ Rajesh Agarwal, lãnh đạo chương trình ngăn ngừa và kiểm soát ung thư tại trung tâm ung thư CU đồng thời là giáo sư trường Đại học Khoa học Dược phẩm Skaggs cho biết, từ 2012, những nhà nghiên cứu đã chỉ ra ảnh hưởng của chiết xuất mướp đắng lên các tế bào ung thư vú chỉ trong một đĩa nuôi cấy tế bào Petri. Những nghiên cứu này ngày càng đạt được nhiều kết quả khả quan.
Nhóm nghiên cứu đã sử dụng mướp đắng, một loại quả mà người dân châu Á hay sử dụng cho bữa ăn của mình, nhận thấy rằng nó có tác dụng hữu hiệu ngăn chặn việc chuyển hóa glucose của các tế bào ung thư tuyến tụy, hạn chế nguồn năng lượng và từ đó tiêu diệt chúng.
Ngoài ra, với hàm lượng vitamin C cao, mướp đắng giúp bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của gốc tự do, vốn là nguyên nhân của hiện tượng lão hóa và các bệnh mãn tính trong đó có ung thư.
Đặc biệt, chứa phytonutrient, Polypeptide-P- một insulin, mướp đắng có tác dụng giảm lượng đường trong máu. Ngoài ra, nó còn có công dụng hạ đường huyết để cải thiện quá trình tổng hợp glycogen trong cơ thể. Chính điều này giúp đỡ trong việc điều trị bệnh tiểu đường loại 2 bằng cách giảm lượng đường trong máu.
Tác hại của mướp đắng ít người biết
Mướp đắng là loại thực phẩm được cho là đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Nhưng loại quả này cũng sở hữu một số mặt trái mà ít người biết.
Gây tan máu: Trong hạt mướp đắng chứa một hoạt chất là vicine, khả năng tạo ra nhiều men oxy hoá khử trên màng tế bào. Khi chất này được sinh ra quá nhiều trên màng tế bào máu, nhất là tế bào hồng cầu sẽ gây hư hại, thậm chí thủng màng tế bào. Điều này gián tiếp làm tan máu.
Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều mướp đắng sẽ gây tan máu, khó tiêu.
Ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ: Không chỉ gây khó tiêu, phần ruột và hạt bên trong trái mướp đắng còn chứa nhiều thành phần độc tố gây hại cho sức khỏe của trẻ em. Vì vậy, bạn không nên cho trẻ ăn những món được chế biến từ khổ qua.
Cồn cào ruột gan: Ăn mướp đắng khi đói sẽ gây kích ứng đường tiêu hoá, tạo ra cảm giác bỏng rát, cồn cào, đau bụng, thậm chí tiêu chảy.
Hạ đường huyết đột ngột: Mướp đắng chứa p-insulin, mang lại hiệu quả hạ đường huyết tương tự insulin. Nhưng cũng chính vì điều này mà khi dùng quá nhiều, mướp đắng có thể gây ra tụt đường huyết đột ngột; chóng mặt, nhức đầu, vã mồ hôi, hốt hoảng, có thể bị choáng và ngất.
Những điều cần lưu ý khi ăn mướp đắng
- Nên ăn mướp đắng với một lượng vừa phải, không nên lạm dụng.
- Không kết hợp sử dụng khổ qua với tôm, hoặc ăn cùng lúc với sườn heo chiên hay măng cụt.
- Tránh uống trà xanh sau khi ăn khổ qua vì có thể gây ảnh hưởng đến dạ dày. Thay vào đó, nên đợi một vài tiếng sau khi ăn xong rồi mới uống. Không nên ăn khổ qua khi bụng đói.
Không nên kết hợp mướp đắng với tôm hay sườn heo chiên.
Thùy Dương (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)