Khung giờ độc nhất trong ngày không nên dùng điện thoại
Sử dụng điện thoại trước khi đi ngủ là thói quen của nhiều người.Tuy nhiên, bạn cần biết rằng, trong khoảng từ 11h đêm đến 4h sáng là thời gian nguy hiểm nhất khi sử dụng điện thoại.
Theo các chuyên gia sức khỏe, ánh sáng xanh của điện thoại di động trở nên vô cùng sắc nét vào ban đêm. Vì vậy, việc thức khuya và sử dụng điện thoại không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị lực của bạn mà còn ảnh hưởng đến việc sản xuất hormone melatonin, chịu trách nhiệm cho giấc ngủ.
Nếu sử dụng điện thoại trong khoảng thời gian từ 11h đêm đến 4h sáng, cơ thể có thể sẽ giảm sự sản sinh dopamine - một hormone chống stress tự nhiên, từ đó dễ khiến con người lâm vào trạng thái trầm cảm, suy giảm động lực hơn và sẽ khó đi vào giấc ngủ, không đảm bảo chất lượng giấc ngủ...
(Ảnh minh họa)
Ngoài ra, mải dùng điện thoại có thể dẫn đến việc đi ngủ muộn hơn, từ đó làm giảm tổng thời gian ngủ của bạn. Sáng hôm sau vẫn phải dậy đúng giờ để đi làm, vì vậy không những chất lượng giấc ngủ kém mà thời gian ngủ cũng không đủ. Nếu thực hiện liên tục trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe.
Sau 11h đêm mà vẫn nhìn chằm chằm vào điện thoại không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của bạn. Bạn có thể bị làm rối loạn kích thích tố và tình trạng giấc ngủ của bạn, từ đó tăng nguy cơ trầm cảm do ánh sáng xanh từ màn hình điện thoại di động gây ra. Ngoài ra, tình trạng thiếu ngủ do dùng điện thoại quá nhiều cũng có thể gây nên cảm giác suy nhược về cảm xúc và tinh thần.
Hiệp hội Y tế Thế giới tuyên bố rằng, điện thoại di động phát ra bức xạ điện từ có thể gây ung thư cho con người. Tiếp xúc với ánh sáng xanh lâu dài và chịu ảnh hưởng liên quan đến chu kỳ giấc ngủ đã được chứng minh là làm tăng nguy cơ ung thư, đặc biệt là ung thư não.
Việc tiếp xúc quá nhiều với những thiết bị điện thoại thông minh có thể ảnh hưởng đến não, ảnh hưởng đến trí nhớ của bạn. Việc sử dụng điện thoại vào ban đêm và giấc ngủ bị gián đoạn khiến não của bạn không thể sửa chữa các kết nối đã bị hỏng vào ban ngày - một trong những lý do chính khiến bạn bị suy giảm trí nhớ.
Khi trời tối và ánh sáng xanh từ điện thoại chiếu thẳng vào mắt sẽ gây mỏi và nhức mắt. Điều này tiếp tục kéo dài có thể làm hỏng thị lực vĩnh viễn.
(Ảnh minh họa)
Những cách dùng điện thoại đúng đắn nhất
Giữ màn hình ở khoảng cách đúng so với mắt
Hầu hết mọi người đều ý thức được là mình nên để điện thoại cách xa mắt ở một khoảng cách vừa phải. Tuy nhiên, khi sử dụng, họ lại thường không phát hiện ra là mình đang để điện thoại quá gần.
Việc để màn hình ở khoảng cách quá gần hoặc quá xa so với mắt có thể đem đến nhiều tác hại khó lường trước được, đặc biệt là khi dùng trong thời gian dài. Để mắt ít bị ảnh hưởng bởi ánh sáng hắt ra từ màn hình, hãy giữ khoảng cách ở mức 40 - 50 cm.
Không dùng điện thoại khi sạc pin
Để đảm bảo sức khỏe, tốt nhất khi đang sạc pin bạn nên hạn chế dùng điện thoại. Nguyên nhân, đang sạc pin, dòng điện áp chạy trong điện thoại cao gấp nhiều lần so với thông thường nên có thể làm tổn hại, thậm chí cháy các linh kiện nhỏ trong máy. Hơn thế, mức độ bức xạ trong quá trình sạc pin lớn hơn 10 lần so với thông thường, gây hại cho người sử dụng điện thoại.
Không nên dùng điện thoại khi sạc pin.
Sử dụng chế độ Blue Light Filter để lọc ánh sáng xanh (thiết bị Android)
Bạn có thể bảo vệ đôi mắt của mình bằng cách sử dụng chế độ lọc ánh sáng xanh để hạn chế phần nào tác hại của nó lên mắt. Blue Light Filter - một ứng dụng có sẵn trên CH Play sẽ giúp bạn làm điều đó.
Blue Light Filter có thể giúp bạn lọc được đến 98% ánh sáng xanh có hại khi sử dụng thiết bị Android qua việc lựa chọn cường độ ánh sáng phù hợp, tương ứng với công việc và điều kiện ánh sáng xung quanh; đồng thời hỗ trợ phục hồi thị lực qua 6 bài luyện tập đơn giản.
Không để điện thoại trước ngực hoặc túi quần
Các bức xạ độc hại phát ra từ điện thoại cũng là nguyên nhân gây ra hiện tượng vô sinh, hoặc rối loạn nhịp tim. Vì vậy, người sử dụng điện thoại không được thường xuyên để điện thoại trong túi quần hoặc đặt trước ngực, nhất là với nam giới.
Những nguy cơ có thể xảy ra là rối loạn chức năng tim mạnh, loạn nhịp tim, thậm chí ảnh hưởng đến nội tiết và gây rối loạn kinh nguyệt. Ngoài ra, bức xạ điện từ còn ảnh hưởng đến sự trao đổi chất trong tế bào bình thường, kết quả là khiến các chất trong cơ thể như kali, canxi, natri… bị rối loạn.
Vì vậy, chị em phụ nữ chú ý không nên để điện thoại di động trên ngực nhé.
Không dùng điện thoại khi đang ăn
Trên bàn phím điện thoại có rất nhiều vi khuẩn, nên trong lúc đang ăn, nếu tay bạn vẫn đụng đến điện thoại di động sẽ tạo điều kiện cho những vi khuẩn này chui vào cơ thể qua đường thực quản, từ đó tiếp tục sản sinh ra nhiều vi khuẩn, khiến sức khỏe của bạn yếu đi.
Đặc biệt trong lúc ăn bạn rất tập trung vào màn hình điện thoại thì sẽ không nhận thức được mình đang ăn gì, ăn bao nhiêu và lúc nào nên dừng ăn. Do đó, lượng thực phẩm bạn nạp vào sẽ nhiều hơn bình thường nên vấn đề tăng cân trước sau gì cũng xảy ra đấy.
Dùng điện thoại khi đang ăn cũng là một trong những nguyên nhân gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe.
Không dùng điện thoại trên giường ngủ
Việc giữ điện thoại bên mình như vật bất ly thân kể cả khi ngủ là thói quen phổ biến hiện nay. Điều này nên tránh vì nó làm cho bạn dễ bị nhiễm phóng xạ, đặc biệt ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nhất là với trẻ em. Hãy tắt điện thoại của bạn hoặc bất kỳ thiết bị phát ra bức xạ nào khác khi bạn đã đi ngủ.
Hoàng Khuông (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)